Gần 60 năm nhìn lại một vụ án

Những điều có thể bạn chưa biết … bài học nhãn tiền 60 năm chưa nhạt, đọc mà thấy như chuyện hôm qua … thử cùng đem chuyện năm xưa giở lại bàn 🙂

Vụ án Trần Dụ Châu là vụ án tham nhũng nổi tiếng những năm 50 của thế kỷ trước. Vụ này đã được nhà báo Hồng Hà viết trong loạt bài phóng sự điều tra đăng 6 kỳ liền, từ ngày 20/9/1950, trên báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền, cổ động, tranh đấu của Trung ương Mặt trận Liên Việt và Tổng bộ Việt Minh, xuất bản hàng ngày. Đây là một bài học về kiên quyết chống tham nhũng trong bất cứ thời kỳ nào.

Báo Cứu Quốc số ra ngày 29 tháng 9 năm 1950 đăng những dòng sau: (Tư liệu: báo CAND)

Nhân vụ án Trần Dụ Châu

Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.

Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.

Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.

Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.

Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!

Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.

Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.

***

Xin trích bài viết của nhà báo Hồng Hà trên CAND năm 2005 nhân dịp 55 năm nhìn lại vụ án tham nhũng năm xưa:

Từ một viên thư ký toà sứ Pháp

Mùa hè năm 1950, từ mặt trận đồng bằng sông Hồng, tôi trở về toà soạn báo Cứu Quốc. Cơ quan báo vừa dọn về xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cuộc di chuyển mới này báo hiệu ta hoặc địch sắp có hoạt động quân sự lớn. Anh Xuân Thủy, Chủ nhiệm báo Cứu Quốc, giao ngay cho tôi đi lấy tài liệu viết về một vụ tham ô lớn. Đấy là vụ án Trần Dụ Châu, Đại tá, nguyên Giám đốc Nha Quân Nhu, đang ở giai đoạn điều tra, lấy lời khai.

Lúc này, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra nghị quyết chấn chỉnh tổ chức, kiện toàn bộ máy các cơ quan Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh. Sau đó, ngày 11/ 7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh lập ba cơ quan : Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp. Các Nha trước đây đảm nhiệm việc sản xuất quân trang, quân dụng nay sáp nhập vào các Cục. Nha Quân Nhu sáp nhập vào Cục Quân Nhu trực thuộc Tổng cục Cung cấp, do đồng chí Trần Đăng Ninh, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, làm Chủ nhiệm Tổng cục.

Trần Dụ Châu ngồi khai trước các cơ quan pháp luật. Sinh năm 1906 tại một tỉnh miền Trung, Châu bước vào đời bằng đi làm thư ký toà sứ Pháp. Thấy Châu vừa đi làm, vừa viết báo “Thanh – Nghệ – Tĩnh”, e lộ chuyện công sở, toà sứ cho Châu thôi việc. Châu chuyển sang làm nhân viên quận Hoả xa Bắc Trung Kỳ.

Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương tháng 3/1945, Châu được cử làm Trưởng phòng Kế toán Hoả xa Bắc Trung Kỳ. Nhờ quen biết người Nhật Bản, Châu lấy được một kho vải ở huyện Đức Phong, bán đi có tiền tậu một biệt thự ở Đà Lạt.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Châu hiến cho Nhà nước một phần tài sản của mình, rồi hoạt động trong Uỷ ban Công sở Nha Hoả xa Việt Nam và Hội Công nhân Cứu quốc Hoả xa. Ngày toàn quốc kháng chiến, Châu ra Bắc, được giao việc chạy một kho hàng lớn hơn ngàn tấn gạo, muối ở Vân Đình, Hà Đông, đưa lên Việt Bắc cho bộ đội.

Là người tháo vát, năng động, có đầu óc kinh doanh, Châu được vào làm ở Cục Quân Nhu. Sau một thời gian làm tốt việc cung cấp lương thực, trang bị cho bộ đội, Châu được phong tặng quân hàm Đại tá, làm giám đốc Nha Quân Nhu. Lúc đó, Cục Quân Nhu chỉ phụ trách việc quản lý, quản trị, còn Nha Quân Nhu mới có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất quân trang, quân dụng. Có địa vị cao, quyền hành rộng, nắm trong tay hàng trăm triệu đồng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát lại lỏng lẻo, không biết tự kiềm chế, Châu đi dần vào con đường sa ngã.

Châu lấy cắp của công quỹ một số tiền lớn : 57.959 đồng Việt Nam, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Cạn năm 1950 là 50 đồng/một kg, còn chiến sĩ ta mỗi ngày chỉ được cấp vài lạng gạo và hơn 10 đồng tiền thức ăn. Ngoài ra, Châu còn nhận hối lộ khá nhiều tiền, chuyên quyền, độc đoán, sống sa đoạ, đồi truỵ. Uỷ ban Tiếp liệu Thu – Đông 49, các kho số 1, 4, 10 thường xuyên nộp cho Châu tiền tiêu, rượu, đồ hộp, hải sản khô, thuốc lá, quần áo, chăn len… Tuyển người, thải người theo sở thích cá nhân, vung tiền bao gái; có lần dùng ôtô công đưa gái đi chơi ở Bắc Cạn. Châu dan díu với một nữ nhân viên xinh đẹp, bổ nhiệm làm “bí thư văn phòng” của Nha, làm việc cùng buồng, ăn ở cùng nhà với Châu. Các cán bộ điều tra có trong tay cuốn nhật ký của nữ “bí thư văn phòng” cùng gần 100 kiểu ảnh lãng mạn chụp với Châu. Giữa lúc nữ bí thư đi dự lớp huấn luyện thì Châu đưa từ Phú Thọ về cơ quan một cô gái giới thiệu là em nuôi, suốt ngày ở trong buồng riêng của Châu. Nữ bí thư từ lớp học về bất chợt bắt gặp và đã xảy ra một cuộc đánh ghen ầm ĩ.

Tiếng tăm ăn chơi của Châu nổi như cồn ở Hanh Cù, Phú Thọ, một thị trấn sầm uất, tối đến cả đường phố dài rực sáng ánh đèn măng sông, với nhiều hiệu ăn sang trọng và cửa hàng đầy ắp hàng tiêu dùng nước ngoài. Mỗi lần về công tác ở Liên khu 10, gồm các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang…, Châu đều đưa bạn bè đến chè chén ở đây, nhất là ở nhà hàng Ba Đình. Cũng tại thị trấn này, Châu tổ chức đám cưới cho Bùi Minh Trân, Trưởng ban Mậu dịch của Quân giới liên khu Việt Bắc, tiêu tốn hàng vạn đồng. Báo Cứu Quốc đã có bài phê bình kịch liệt đám cưới này mà nhân dân Phú Thọ thì nói rằng “đã làm váng đục cả một khúc sông Thao”. Chính từ thị trấn Hanh Cù, đã bắt đầu có những bức thư tố cáo Trần Dụ Châu gửi đến các cơ quan có liên quan.

Thầy nào trò nấy

Tay chân đắc lực nhất của Châu là Lê Sỹ Cửu, sinh tại một tỉnh miền Trung, kém Châu 10 tuổi. Cửu mồ côi cha mẹ từ năm 8 tuổi. Năm 12 tuổi, hắn ra Móng Cái, đi làm cho một nhà buôn Hoa Kiều; lớn lên tham gia buôn thuốc phiện lậu trên đường Móng Cái – Hải Phòng. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cửu trở về miền Trung, vào làm công an, nhưng được ít lâu thì bị đuổi, liền quay ra Bắc. Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Cửu gặp và được Châu giới thiệu vào làm ở Ban Vận tải quân giới. Một thời gian sau, lại bị đuổi việc, Cửu lần mò lên Cao Bằng kiếm ăn. Tại đây, tháng 8/1947, gặp lại Châu, Cửu được Châu đưa vào Cục Quân Nhu, làm nhân viên tiếp liệu ở Cao Bằng. Vừa xa Nhà, vừa được Châu che chở, Cửu lộng hành làm bậy, lấy cắp tiền công, ăn tiêu bừa bãi, thường xuyên lui tới các nhà hàng, tiệm hút vùng Cao Bằng.

Nghe được nhiều tiếng xấu về Cửu, Châu vội rút Cửu về Nha, lập ra một tổ chức mới gọi là “Ban Thế phẩm Đay” giao cho Cửu làm trưởng ban. Châu tuyên truyền ầm ĩ rằng, Ban này lo các đồ mặc mùa đông cho bộ đội, từ nay các chiến sĩ ta không phải lo đến cái rét ở rừng núi nữa. Nhưng đây chỉ là một mánh khoé tham ô của Châu : lấy ba phần tư số tiền cấp trên phát cho Ban Thế phẩm Đay, Châu giao cho Cửu đi buôn lậu.

Lê Sĩ Cửu khai trước Ban Kiểm tra của Bộ Quốc phòng : Mỗi khi đi mua vải về cho Ban Thế phẩm, Cửu cho tăng giá thêm từ 20 đến 25 đồng mỗi tấm để lấy tiền đút túi. Trong một chuyến mua vải mộc và vải diềm bâu, Cửu lấy được 50 vạn đồng. Khi xuất kho vải giao cho cơ sở nhuộm, Cửu chỉ tính số tấm, không tính số vuông; cho xẻ đôi những tấm vải dài để nhuộm, khi nhận về kho số vải đã nhuộm, dôi ra 1.225 tấm vải, bỏ túi riêng được 66 vạn đồng. Người bán vải giao hàng tận kho, không tính tiền vận chuyển, nhưng Cửu lại tính với Ban phải trả phí vận chuyển. Khi nhà thầu lĩnh hàng thì phải cung cấp đầy đủ khuy cúc, nhưng Cửu tính với Ban tiền khuy cúc riêng. Với hai thủ đoạn trên, Cửu cũng lấy được 4 vạn đồng.

Cửu cho khắc một con dấu giống dấu của Nha quân nhu để cấp cho một số người buôn lậu, mỗi lần được 2 vạn đồng. Cửu giàu lên nhanh chóng, ăn chơi sa đoạ, sắm được một chiếc thuyền đẹp để gia đình du ngoạn và tổ chức những cuộc dạ hội trên sông. Cửu hối lộ đều đặn theo từng vụ cho Châu, tổng cộng khoảng 40 vạn đồng và nhiều tài sản có giá trị.

Trong Nha, cán bộ nhân viên gọi Châu là “Châu Hổ”, sợ Châu như cọp. Một số cán bộ, đảng viên trong Nha không chịu để Châu lôi kéo, đã mạnh dạn phê bình Châu. Có người do nói thẳng đã bị Châu đẩy khỏi cơ quan. Những điều tiếng xấu về Châu ngày càng nhiều. Châu gọi đó là “những câu chuyện hàm hồ, soi mói vì ghen ghét”. Tối ngày 27/5/1950, Châu gọi một nhân viên tay sai đến nhà, cho uống rượu, ăn cơm. Rồi Châu đọc cho nhân viên đó viết một bức thư gửi Đại tướng Tổng Tư Lệnh, báo cáo rằng “trong Nha Quân Nhu có một tổ chức gây chia rẽ và phá hoại quân đội ta”.

Nghe tin Cửu bị bắt, Châu chạy đến Cục Quân pháp để “minh oan”, xin cho Cửu tự do. Châu còn báo cáo với Bộ Quốc phòng: “Tôi xin cam đoan nhân viên Lê Sĩ Cửu không ăn cắp một xu nhỏ”. Bộ bác đơn của Châu

Quân pháp nghiêm minh

Lê Sĩ Cửu tiếp tục khai với Ban Kiểm tra:

– Những tội lỗi của tôi kể trên một phần do đại tá Châu xúi dục. Sở dĩ tôi làm như vậy vì tôi yên trí rằng đã có đại tá Châu bênh vực, mọi việc không sợ gì cả!

Đến lượt Trần Dụ Châu cũng thú nhận trước Ban Kiểm tra:

– Tôi quả là người không liêm khiết.
Cán bộ kiểm tra hỏi Châu:
– Đã lấy của Lê Sĩ Cửu những gì ?
Châu trả lời:
– Tôi lấy nhiều lắm, không thể nhớ là bao nhiêu. Nhưng lần nào Cửu đến tôi thì cũng có ít nhiều tiền đưa tôi.

Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên, Toà án binh tối cao mở phiên toà đặc biệt xử vụ Trần Dụ Châu. Còn lâu mới tới giờ khai mạc mà trong và ngoài toà đã chật ních người. Cửa vào phòng xử án có một bảng khẩu hiệu: “Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội”. Trong phòng xử, trên tường đối diện nhau có hai khẩu hiệu: “Quân pháp vô thân” và “Trừng trị để giáo huấn”. Đúng 8 giờ, đại diện Chính phủ, quân đội và Toà án binh tối cao tới, đi giữa hàng rào bộ đội bồng súng.

Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế chánh án giữa hai ông hội thẩm viên Phạm Học Hải, giám đốc Tư pháp Liên Khu Việt Bắc và Trần Tấn, Phó cục trưởng Cục Quân Nhu. Thiếu tướng Trần Tử Bình, đại diện Chính phủ, ngồi ghế Công cáo uỷ viên. Tới dự phiên toà còn có các ông: Nguyễn Khang, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc; Võ Dương, Liên Khu Hội trưởng Liên Việt Liên khu Việt Bắc; Đỗ Xuân Dung, giám đốc Công chính Liên khu Việt Bắc; bác sĩ Vũ Văn Cẩn, đại biểu quân đội, đại diện các đoàn thể nhân dân và các nhà báo.

Tiếng gọi các bị cáo vang trong phòng họp. Bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì ốm nặng. Thiếu tướng chánh án hỏi các bị cáo. Trần Dụ Châu bước ra trước vành móng ngựa, nói nhiều về những công lao và thành tích cách mạng của mình, cho rằng do nhân viên làm bậy là chính mà mình không kiểm soát được.

Thiếu tướng Công cáo uỷ viên, đại diện Chính phủ, đứng lên đọc bản cáo trạng:

“Thưa toà, thưa các vị,

Trong tình thế ta gấp rút chuẩn bị Tổng phản công, mọi người đang nai lưng buộc bụng tích cực phục vụ kháng chiến trước tiền tuyến, quân đội ta đang hy sinh để đánh trận căn bản mở màn cho chiến dịch mới, thì tôi thiết tưởng mà cũng là lời yêu cầu Toà dùng những luật hình sẵn có để xử Trần Dụ Châu và theo chỉ thị căn bản của vị Cha già dân tộc là cán bộ phải cần kiêm liêm chính. Việc phạm pháp của Trần Dụ Châu xảy ra trong không gian là Việt Bắc, nơi thai nghén nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã làm vẩn đục thủ đô kháng chiến…

… Để đền nợ cho quân đội; để làm gương cho cán bộ và nhân dân; để cảnh tỉnh những kẻ đang miệt mài nghĩ những phương kế xoay tiền của Chính phủ; để xử tử vắng mặt những lũ bầy ra mưu nọ kế kia, lừa trên bịp dưới; để trừ hết loài mọt quỹ, tham ô dâm đãng; để làm bài học cho những ai đang trục lợi kháng chiến, đang cậy quyền, cậy thế để loè bịp nhân dân;

Bản án mà toà sắp tuyên bố đây phải là một bài học đạo đức cách mạng cho mọi người; nó sẽ làm cho lòng công phẫn của nhân dân được thoả mãn, làm cho nhân dân thêm tin tưởng, nỗ lực, hy sinh cho cuộc toàn thắng của nước nhà.

Vì vậy, tôi yêu cầu toà xử phạt:

1- Trần Dụ Châu: tử hình
2- Tịch thu ba phần tư tài sản
3- Tịch thu những tang vật hối lộ trái phép
4- Phạt tiền gấp đôi những tang vật hối lộ và biển thủ”.

Trần Dụ Châu tái mặt, cất giọng yếu ớt xin toà tha thứ. Thiếu tướng chánh án tuyên bố toà nghỉ để họp kín.

15 phút sau, toà trở ra tiếp tục họp. Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu.

Thiếu tướng chánh án đứng lên tuyên án:

– Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến: tử hình; tịch thu ba phần tư tài sản.

– Lê Sĩ Cửu can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn lậu, giả mạo giấy tờ; tử hình vắng mặt.

Hai chiến sĩ công an dẫn Châu rời nơi xử án trở về nhà giam. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan khác. Một cán bộ đọc to bức công điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh bác đơn xin giảm tội của Châu…

11 ngày sau, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ quân nhu tận tuỵ và anh dũng của chúng ta đã kịp thời đưa ra mặt trận hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, quân trang… phục vụ tốt trận đánh tiêu diệt địch ở Đông Khê, mở đầu chiến dịch quy mô lớn và dài ngày giải phóng biên giới.

***

Báo nay nhiều gấp vạn báo xưa, nhưng những hồn “Tia Sáng”, “Sự Thật”, “Cứu Quốc” thì mai một lâu rồi, phải chăng vì giậc nội xâm khó nhận ra hơn kẻ thù ngoài cổng ❓

Hồ Chủ Tịch nói trong sắc lệnh 233: “Tham ô, lãng phí, tệ quan liêu là kẻ thù của nhân dân, nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm súng mà nó trong tổ chức của ta, làm hỏng công việc của ta …” – những cảnh báo hơn 60 năm trước vẫn mang tính thời sự nóng hổi cho đến hôm nay. Đọc, suy ngẫm, rồi để đấy chăng …

Bỗng nhiên có một ngày

Không phải PGS Tô Hải Vân đâu (mặc dù cuốn đó của bác ý sắc sảo, độc đáo) mà là nhà văn Nguyễn Quang Lập với tạp văn Ký ức vụn đã truyền cảm hứng cho bài viết này ra đời. Cũng vài năm rồi, văn học Việt Nam dường như đi ngang, có sách đấy có độc giả đấy, nhưng không cao trào và thiếu sôi nổi, còn những cuốn sách được ưa thích đa phần lại là truyện dịch và tiểu thuyết nước ngoài. Điểm mặt người ta vẫn cảm nhận được sự cố gắng của Văn Mới trong việc tìm tòi tuyển chọn, của sự trở lại âm thầm nhưng quả quyết của Lê Đạt, Trần Dần – những cái tên gần như biệt tích sau buổi Nhân văn giai phẩm đầu năm 60, của sự bùng nổ thiếu đanh thép của dòng văn học mạng và các cây bút trẻ … tất cả vẫn ‘sống’ nhưng hơi thiếu ‘động’.

Colorful Pencils

Bỗng nhiên có một ngày, mà cũng phải 20 năm rồi còn gì, nhà văn Nguyễn Quang Lập mới ‘giấy hoá’ những ký ức của ông từ những ngày tấm bé làng Đông (phần Thương nhớ mười ba) đến những vụn vặt rất đời trong cuộc sống (phần Vui buồn một thưở), và đặc biệt là những mẩu chuyện về các nghệ sĩ bạn văn tên tuổi trong nghề (phần Người từng gặp, Những người bạn khó quên, và Bạn văn). Người ta bắt gặp những tên tuổi lão làng như Trần Dần, Hải Bằng, Bùi Giáng, Nguyễn Khải, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Đăng Khoa, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Hồng Ánh, Thanh Sơn, Bảo Ninh và nhiều nhiều nữa; mỗi người một vẻ, ai cũng là ‘nạn nhân’ của lăng kính hài hước, dí dỏm, đôi khi lại bỡn cợt, phóng túng của Nguyễn Quang Lập. Những “bộ mặt thật” như được vạch trần, đời hơn, đểu hơn, và cuốn hút hơn. Đi suốt tập sách, bạn đọc cảm nhận được hơn sức mạnh của ngòi bút, nhất là khi ngòi bút đó viết ngắn gọn, sắc sảo, không thừa thiếu, chỉ vừa vặn để người ta không bỏ sót phần nào. Ai đó đã nhận xét rằng Ký ức vụn bỗ bã quá, chửi bậy quá nhưng có đọc mới thấy thế mới là tạp văn, thế mới hợp với chất bi hài đầy rẫy trong cuộc sống này, và đặc biệt là trong làng văn. Những nho lâm ngoại sử như thế có thể nhắc đến Thi nhân Việt Nam, Chân dung và Đối thoại, Hậu Chân dung và Đối thoại, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh … và giờ đã có thêm 1 tác phẩm nữa để đọc và thưởng thức.

nguoisach

Trong lúc mất mùa văn học như hiện nay, Ký ức vụn là 1 cuốn sách hay nên đọc, một miếng ngon giữa làng đã nêm vừa mắm muối, người đọc cứ thế mà xơi thôi :mrgreen: Tuy không phải là “cứu tinh” duy nhất cho văn đàn, nhưng mong nó là tín hiệu sớm cho những tác phẩm khác của các tác giả khác sẽ tiếp nối ra đời. Cũng như chính Nguyễn Quang Lập đã kêu gọi bạn văn mạnh dạn đưa truyện lên blog để tiếp cận với độc giả nhanh hơn:

Đa số nhà văn bạn tôi rất ngại máy móc, kỹ thuật (e-mail, blog, mạng), thường bịa ra một lý thuyết nào đó để trốn tránh. Tôi cho là rất phí. Vì không cách gì hay hơn là anh ném tác phẩm ra một đám đông – toàn nickname, không biết mặt – người ta có thể mắng mình như không. Đám đông đó tôi nghĩ mới thật

Nhà văn Bảo Ninh nhân đọc Ký ức vụn đã nhận xét rằng:

Sự thực thì tôi thấy Ký Ức Vụn là một cuốn tiểu thuyết, cuốn ấy viết cho những người cùng thời cùng kiểu với tôi. Bởi tiểu thuyết là thế. Không có đời mình trong đó, nhưng đọc thấy đời mình, đời bạn bè mình, thấy lại trước mắt năm tháng đã qua, những năm tháng hiện hữu trong các câu chuyện và cả ở khoảng trống giữa các câu chuyện. Thời thơ ấu, tuổi học trò, mối tình đầu, tang thương chiến tranh, đời văn, quê nhà, và tha hương lang bạt. Trần Vàng Sao. Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoàn Anh Thắng. Phùng Quán. Bạn bè ở Huế…

Mừng cho Nguyễn Quang Lập vượt được muôn trùng gian khổ trở về chiếm hữu lại văn đàn. Và cả mừng cho văn chương, cho nhà văn nói chung, trong đó có mình. Bấy lâu vẫn tưởng là số lượng độc giả ưa đọc và biết đọc văn học càng ngày càng vơi. Cứ tưởng bây giờ thiên hạ chỉ thiên về ” văn học sân chơi “. Song, cơn sốt, nếu có thể gọi như vậy, cơn sốt đam mê và thán phục của đông đảo độc giả, nhất là độc giả trẻ đối với Ký Ức Vụn đã chứng tỏ tôi nghĩ nhầm. Một tác phẩm văn học đã từ lâu lắm rồi mới thấy, lại được đón nhận rộng rãi bởi một niềm say mê văn học đã từ lâu lắm rồi mới có. Thật là điều quá đáng mừng cho văn học.

Còn người viết bài này thì đồng cảm với nhà văn Nguyễn Quang Lập trong truyện Thương nhớ mười baThương nhớ vỉa hè :mrgreen:Thương nhớ gì lại đi thương nhớ vỉa hè, có mà dở hơi. Nhưng mà thương nhớ thật” … đúng là nhớ thật, các bạn ạh 😛 Những điều thú vị khác như có người thích ăn ruồi, có người hai đầu gối, kẻ lắm hào quang, người đầy bóng tối, ai xấu ai tốt ai khôn ai dại … sẽ đều được phơi qua những mảnh vụn ký ức để bạn đọc tự chiêm nghiệm ^^

***

nql1Nhà văn Nguyễn Quang Lập sinh ngày 30/4/1956 ở Quảng Bình, hỗn danh là Lập Bọ. Ông xuất bản không nhiều sách, ngoài ra còn viết kịch bản cho phim (Đời cát, Thung lũng hoang vắng, Lập trình cho trái tim) và kịch (Mùa hạ cay đắng, Trên mảnh đất người đời).

Mới đây nhất ông viết kịch bản cho vở diễn Ngàn năm tình sử dựng lại khúc ca bi tráng về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt được đánh giá cao, sắp tới vở này được diễn rộng rãi, chắc cũng phải đi xem! Ah quên, blog của bác Bọ là trang Quê choa, đọc cũng thú vị :d

Cuốn Ký ức vụn dày 296 trang, bìa mềm, giá 45,000 VND, có ở khắp nơi.

Top Movie Posters Of All Time (P8)

Unlike other parts, this time ‘Top Movie Posters Of All Time’ is purposely featuring phenomenal artworks from Turner Classic Movies (TCM) in their celebration of “Summer Under The Stars” marathon, which will include following classic movies: Guest Who’s Coming For Dinner, The Magnificent Seven, The Letter, The Big Heat, Safety Last, Jailhouse Rock, High Society, Grapes of Wrath, Glida, Dr Strangelove, and To Catch A Thief. Other posters: Damages (TV series), American Next Top Model (TV series), Bones (TV series), Terminator – The Sarah Conner Chronicles (TV series), The Bachelor (TV series), Black White (TV series), AVP, Typhoon, Cold Souls.

Guess_Who_Is_Coming_Dinner

The_Magnificent_Seven

The_Letter

The_Big_Head

Safety_Last

Jailhouse_Rock

High_Society

Grapes_of_Warth

Gilda

Dr_Strangelove

To_Catch_A_Thief

Damages

terminator_sarah

americas_next_top_model_ver7

bones_ver2

black_white

bachelor_ver2

typhoon

cold_souls

AvP

(To be continued)

Famous Movie Studio Logos

Every movie starts not with its title but with the introduction clip(s) of movie studio instead, which I bet all movie-goers could take that few seconds to enjoy the creative, memorable, and inspiring logos. Maybe it’s not just me who always feel excited to guess ‘What studio is it?’ when those opening trademarks start flying into the screen 😀 While Spyglass, Lakeshore, New Line Cinema look unique and easy to recognize; the jumping lamp of Pixar is indeed so cute; and the lightning logo of Icons, Dark Castle will associate with horror films, the colorful logo of Marvey scans through their all-times-famous heroes; the logos of WaltDisney, DreamWorks are very lovely; the logo of THX will have special hum in background … Believe it or not, behind each of those logos you saw lies a story, some are WoW trivia 🙂

So far I haven’t come across any post containing many movie studio logos, hence I decided to collect and post myself. I’ve spent my day collecting those famous logos below; their stories will be updated in time, if any. For now let’s scroll down to meet the eyes :mrgreen: Hope the curiosty could lead you to dig more on their incredible histories behind.

20th Century Fox: the Searchlight
20th_Century_Fox1

DC Comics: DC = Detective Comics
DC_Comics

Columbia Pictures: the Torch Lady – did anyone ever wonder who is this goddess ❓
Columbia

Columbia Tristar Entertainment: I favor Tristar the day I saw Legends of the Fall, even I admit the logo looks a bit lame :mrgreen:
Columbia_Tristar

Dimension Films
Dimension_Flims

Digital Factory
Digital_Factory

DreamWorks SGK: Boy on the Crescent Moon – any Vietnamese feel familiar yet 😀 Indeed SGK stands for names of 3 founders of DreamWorks: Steven Spielberg, Jeffrey Katzenberg, and David Geffen. And the fishing boy is William, son of Robert Hunt – who painted the logo 🙂
DreamWorks

DreamWorks_SKG

Focus Features
Focus_Features

Hollywood Pictures: a blue moon glows then reveals the famous Egyptian sphinx.
Hollywood_Pictures

Lionsgate
Ligonsgate

Jerry Bruckheimer Films: this trademark associates with good action movies like: Armagenddon, Black Hawk Down, Pearl Harbor, Pirates of the Caribbean, King Arthur
Jerry_Bruckheimer_Films

LucasFilm
LucasFilm

Europa Corp: if you forgot the last time you saw this angel, try Transporter 3 as an example.
Europa

Studio Canal
Studio_Canal

MGM: Leo the Lion. You might want to know that MGM has changed its logo several times since 1916, each featured a different lion namely Slats, Jackie, Tanner, and Leo (from 1957 till now). And the slogan “Ars Gratia Artis” means “Art for Art’s Sake” ^^
MGM

Miramax Films
Miramax

New Line Cinema
New_Line_Cinema

Overture Films: an example product from Overture is Traitor – an amazing film about Muslim world, I got inspired from this movie and almost at the same time I was reading From Beirut to Zerusalem (by Thomas Friedman), there will be a post on that topic, just not today 😛
Overture

Paramount: the Majestic Mountain with 22 stars representing company’s 22 offices across the U.S.
Paramount

Paramount Vantage
Paramount_Vantage

Working Title
Working_Title

Sony Pictures Classic
Sony_Classic

Pathé
Pathe

Pixar: once owned by Steve Jobs – my Apple’s legend. Pixar always sinks my heart with their animated short films 😀
Pixar

Buena Vista International: as much as the logo appears boring to us, its product doesn’t. The Live Of Others (2007) – Oscar Winner for International Films – is worth a mention.
Buena_Vista

Spyglass Entertainment
Spyglass

Castle Rock Entertainment: it’s been a while we haven’t seen Castle Rock logo around, with the light house and the sun’s rising … This studio rolled out the best movie of all times – The Shawshank Redemption 😡
Castle_Rock

Warner Independent Pictures: interestingly enough, Warner Independent was the studio produced Slumdog Millionaire (co-production with Pathé, Celador Films and FilmFour). But then the studio was closed, hence the movie sold to Fox Searchlight Pictures before making it way to 2009 Oscar Winner of Best Picture ❗
Warner_Independent

Warner Bros Pictures: the WB shield
Warner_Bros_1

Warner_Bros_2

The Weinstein Company: check out Awake (2007) film then you will meet this trademark, that one is highly recommended 7.5/10 movie 😀
Weinstein_Company

WaltDisney Pictures: the castle in dream, still
WaltDisney

Village Roadshow Pictures
Village_Roadshow

Universal: light spreads all over the Earth. The logo reminds me of the story I heard about Pizza Hut wanted to advertise on the Moon ❗ they dream to make a giant banner on the Moon so that on full moon day, everyone on Eearth could eventually look up and see Pizza Hut from the Moon 😆
Universal

Touchstone Pictures
Touchstone

Ah I should not forget to mention, in order to stress the movie’s tone, nowadays Hollywood tend to tune the opening logos a bit. In fact many of them became even more impressive with adaptive transitions. You could recall how they employ the storm effect in Harry Potter, or distruction effect in Terminator 4: Salvation, or racing engine bumping in Death Race, or BW filter in V for Vendetta and so on.

*****

(Credit: Wikipedia, Neatorama)