Gần 60 năm nhìn lại một vụ án

Những điều có thể bạn chưa biết … bài học nhãn tiền 60 năm chưa nhạt, đọc mà thấy như chuyện hôm qua … thử cùng đem chuyện năm xưa giở lại bàn 🙂

Vụ án Trần Dụ Châu là vụ án tham nhũng nổi tiếng những năm 50 của thế kỷ trước. Vụ này đã được nhà báo Hồng Hà viết trong loạt bài phóng sự điều tra đăng 6 kỳ liền, từ ngày 20/9/1950, trên báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền, cổ động, tranh đấu của Trung ương Mặt trận Liên Việt và Tổng bộ Việt Minh, xuất bản hàng ngày. Đây là một bài học về kiên quyết chống tham nhũng trong bất cứ thời kỳ nào.

Báo Cứu Quốc số ra ngày 29 tháng 9 năm 1950 đăng những dòng sau: (Tư liệu: báo CAND)

Nhân vụ án Trần Dụ Châu

Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ làm nhiều điều bỉ ổi đã bị đưa ra trước Tòa án binh tối cao. Ngay ngày hôm sau, tên phản bội quyền lợi nhân dân ấy đã bị bắn để đền tội của y.

Trong tình thế kháng chiến và trong giai đoạn quyết liệt hiện nay, vụ án Trần Dụ Châu có một ý nghĩa lớn lao. Nó làm toàn thể nhân dân bằng lòng và thêm tin tưởng ở chính quyền và đoàn thể nhân dân. Nhân dân đã thấy rõ: Chính quyền và đoàn thể không bao giờ dung túng một cán bộ nào làm bậy, dù cán bộ cao cấp đến đâu đi nữa. Vụ án này còn làm vui lòng tất cả những cán bộ Quân nhu ngay thẳng, chí công vô tư, đã không để Trần Dụ Châu lôi cuốn.

Nó đã cho chính quyền và đoàn thể ta nhiều kinh nghiệm trong việc dùng cán bộ, giáo dục và kiểm soát cán bộ.

Có người e ngại: Chúng ta mở toang vụ án này, công khai vạch rõ nhưng tội lỗi nhơ bẩn của Trần Dụ Châu và bè lũ có thể làm một số dân chúng chê trách, hay kẻ địch bám vào đấy để nói xấu chính quyền, đoàn thể ta. Không! Chúng ta không sợ phê bình và tự phê bình những khuyết điểm của ta. Chúng ta khác bọn phản động và hơn hẳn chúng ở chỗ đó. Đấy là một sự khuyến khích nhân dân thẳng thắn, phê bình những sai lầm của cán bộ, của Chính quyền, đoàn thể vì họ đã hiểu chính quyền, đoàn thể ta là chính quyền, đoàn thể của họ và họ nhất định không tha thứ những kẻ nào đi ngược quyền lợi của họ.

Cái chết nhục nhã của Trần Dụ Châu còn là một lời cảnh cáo những kẻ lén lút đang tính chuyện đục khoét công quỹ của Chính phủ, trục lợi của nhân dân. Tất cả những bọn ấy hãy coi chừng dư luận sắc bén của quần chúng và luật pháp nghiêm khắc của Nhà nước nhân dân!

Chúng ta phải thẳng tay vạch mặt và trừng trị những bọn ấy, những kẻ tham ô, hoang phí, những kẻ mưu sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người khác, để tiến tới xây dựng một nền tảng chính quyền nhân dân thật vững vàng.

Đây không phải là việc riêng của Chính phủ, của đoàn thể mà đấy là bổn phận của tầng lớp đông đảo quần chúng nhân dân chúng ta”.

***

Xin trích bài viết của nhà báo Hồng Hà trên CAND năm 2005 nhân dịp 55 năm nhìn lại vụ án tham nhũng năm xưa:

Từ một viên thư ký toà sứ Pháp

Mùa hè năm 1950, từ mặt trận đồng bằng sông Hồng, tôi trở về toà soạn báo Cứu Quốc. Cơ quan báo vừa dọn về xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cuộc di chuyển mới này báo hiệu ta hoặc địch sắp có hoạt động quân sự lớn. Anh Xuân Thủy, Chủ nhiệm báo Cứu Quốc, giao ngay cho tôi đi lấy tài liệu viết về một vụ tham ô lớn. Đấy là vụ án Trần Dụ Châu, Đại tá, nguyên Giám đốc Nha Quân Nhu, đang ở giai đoạn điều tra, lấy lời khai.

Lúc này, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra nghị quyết chấn chỉnh tổ chức, kiện toàn bộ máy các cơ quan Bộ Quốc phòng – Tổng Tư lệnh. Sau đó, ngày 11/ 7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh lập ba cơ quan : Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp. Các Nha trước đây đảm nhiệm việc sản xuất quân trang, quân dụng nay sáp nhập vào các Cục. Nha Quân Nhu sáp nhập vào Cục Quân Nhu trực thuộc Tổng cục Cung cấp, do đồng chí Trần Đăng Ninh, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, làm Chủ nhiệm Tổng cục.

Trần Dụ Châu ngồi khai trước các cơ quan pháp luật. Sinh năm 1906 tại một tỉnh miền Trung, Châu bước vào đời bằng đi làm thư ký toà sứ Pháp. Thấy Châu vừa đi làm, vừa viết báo “Thanh – Nghệ – Tĩnh”, e lộ chuyện công sở, toà sứ cho Châu thôi việc. Châu chuyển sang làm nhân viên quận Hoả xa Bắc Trung Kỳ.

Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương tháng 3/1945, Châu được cử làm Trưởng phòng Kế toán Hoả xa Bắc Trung Kỳ. Nhờ quen biết người Nhật Bản, Châu lấy được một kho vải ở huyện Đức Phong, bán đi có tiền tậu một biệt thự ở Đà Lạt.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Châu hiến cho Nhà nước một phần tài sản của mình, rồi hoạt động trong Uỷ ban Công sở Nha Hoả xa Việt Nam và Hội Công nhân Cứu quốc Hoả xa. Ngày toàn quốc kháng chiến, Châu ra Bắc, được giao việc chạy một kho hàng lớn hơn ngàn tấn gạo, muối ở Vân Đình, Hà Đông, đưa lên Việt Bắc cho bộ đội.

Là người tháo vát, năng động, có đầu óc kinh doanh, Châu được vào làm ở Cục Quân Nhu. Sau một thời gian làm tốt việc cung cấp lương thực, trang bị cho bộ đội, Châu được phong tặng quân hàm Đại tá, làm giám đốc Nha Quân Nhu. Lúc đó, Cục Quân Nhu chỉ phụ trách việc quản lý, quản trị, còn Nha Quân Nhu mới có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất quân trang, quân dụng. Có địa vị cao, quyền hành rộng, nắm trong tay hàng trăm triệu đồng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát lại lỏng lẻo, không biết tự kiềm chế, Châu đi dần vào con đường sa ngã.

Châu lấy cắp của công quỹ một số tiền lớn : 57.959 đồng Việt Nam, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Cạn năm 1950 là 50 đồng/một kg, còn chiến sĩ ta mỗi ngày chỉ được cấp vài lạng gạo và hơn 10 đồng tiền thức ăn. Ngoài ra, Châu còn nhận hối lộ khá nhiều tiền, chuyên quyền, độc đoán, sống sa đoạ, đồi truỵ. Uỷ ban Tiếp liệu Thu – Đông 49, các kho số 1, 4, 10 thường xuyên nộp cho Châu tiền tiêu, rượu, đồ hộp, hải sản khô, thuốc lá, quần áo, chăn len… Tuyển người, thải người theo sở thích cá nhân, vung tiền bao gái; có lần dùng ôtô công đưa gái đi chơi ở Bắc Cạn. Châu dan díu với một nữ nhân viên xinh đẹp, bổ nhiệm làm “bí thư văn phòng” của Nha, làm việc cùng buồng, ăn ở cùng nhà với Châu. Các cán bộ điều tra có trong tay cuốn nhật ký của nữ “bí thư văn phòng” cùng gần 100 kiểu ảnh lãng mạn chụp với Châu. Giữa lúc nữ bí thư đi dự lớp huấn luyện thì Châu đưa từ Phú Thọ về cơ quan một cô gái giới thiệu là em nuôi, suốt ngày ở trong buồng riêng của Châu. Nữ bí thư từ lớp học về bất chợt bắt gặp và đã xảy ra một cuộc đánh ghen ầm ĩ.

Tiếng tăm ăn chơi của Châu nổi như cồn ở Hanh Cù, Phú Thọ, một thị trấn sầm uất, tối đến cả đường phố dài rực sáng ánh đèn măng sông, với nhiều hiệu ăn sang trọng và cửa hàng đầy ắp hàng tiêu dùng nước ngoài. Mỗi lần về công tác ở Liên khu 10, gồm các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang…, Châu đều đưa bạn bè đến chè chén ở đây, nhất là ở nhà hàng Ba Đình. Cũng tại thị trấn này, Châu tổ chức đám cưới cho Bùi Minh Trân, Trưởng ban Mậu dịch của Quân giới liên khu Việt Bắc, tiêu tốn hàng vạn đồng. Báo Cứu Quốc đã có bài phê bình kịch liệt đám cưới này mà nhân dân Phú Thọ thì nói rằng “đã làm váng đục cả một khúc sông Thao”. Chính từ thị trấn Hanh Cù, đã bắt đầu có những bức thư tố cáo Trần Dụ Châu gửi đến các cơ quan có liên quan.

Thầy nào trò nấy

Tay chân đắc lực nhất của Châu là Lê Sỹ Cửu, sinh tại một tỉnh miền Trung, kém Châu 10 tuổi. Cửu mồ côi cha mẹ từ năm 8 tuổi. Năm 12 tuổi, hắn ra Móng Cái, đi làm cho một nhà buôn Hoa Kiều; lớn lên tham gia buôn thuốc phiện lậu trên đường Móng Cái – Hải Phòng. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cửu trở về miền Trung, vào làm công an, nhưng được ít lâu thì bị đuổi, liền quay ra Bắc. Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Cửu gặp và được Châu giới thiệu vào làm ở Ban Vận tải quân giới. Một thời gian sau, lại bị đuổi việc, Cửu lần mò lên Cao Bằng kiếm ăn. Tại đây, tháng 8/1947, gặp lại Châu, Cửu được Châu đưa vào Cục Quân Nhu, làm nhân viên tiếp liệu ở Cao Bằng. Vừa xa Nhà, vừa được Châu che chở, Cửu lộng hành làm bậy, lấy cắp tiền công, ăn tiêu bừa bãi, thường xuyên lui tới các nhà hàng, tiệm hút vùng Cao Bằng.

Nghe được nhiều tiếng xấu về Cửu, Châu vội rút Cửu về Nha, lập ra một tổ chức mới gọi là “Ban Thế phẩm Đay” giao cho Cửu làm trưởng ban. Châu tuyên truyền ầm ĩ rằng, Ban này lo các đồ mặc mùa đông cho bộ đội, từ nay các chiến sĩ ta không phải lo đến cái rét ở rừng núi nữa. Nhưng đây chỉ là một mánh khoé tham ô của Châu : lấy ba phần tư số tiền cấp trên phát cho Ban Thế phẩm Đay, Châu giao cho Cửu đi buôn lậu.

Lê Sĩ Cửu khai trước Ban Kiểm tra của Bộ Quốc phòng : Mỗi khi đi mua vải về cho Ban Thế phẩm, Cửu cho tăng giá thêm từ 20 đến 25 đồng mỗi tấm để lấy tiền đút túi. Trong một chuyến mua vải mộc và vải diềm bâu, Cửu lấy được 50 vạn đồng. Khi xuất kho vải giao cho cơ sở nhuộm, Cửu chỉ tính số tấm, không tính số vuông; cho xẻ đôi những tấm vải dài để nhuộm, khi nhận về kho số vải đã nhuộm, dôi ra 1.225 tấm vải, bỏ túi riêng được 66 vạn đồng. Người bán vải giao hàng tận kho, không tính tiền vận chuyển, nhưng Cửu lại tính với Ban phải trả phí vận chuyển. Khi nhà thầu lĩnh hàng thì phải cung cấp đầy đủ khuy cúc, nhưng Cửu tính với Ban tiền khuy cúc riêng. Với hai thủ đoạn trên, Cửu cũng lấy được 4 vạn đồng.

Cửu cho khắc một con dấu giống dấu của Nha quân nhu để cấp cho một số người buôn lậu, mỗi lần được 2 vạn đồng. Cửu giàu lên nhanh chóng, ăn chơi sa đoạ, sắm được một chiếc thuyền đẹp để gia đình du ngoạn và tổ chức những cuộc dạ hội trên sông. Cửu hối lộ đều đặn theo từng vụ cho Châu, tổng cộng khoảng 40 vạn đồng và nhiều tài sản có giá trị.

Trong Nha, cán bộ nhân viên gọi Châu là “Châu Hổ”, sợ Châu như cọp. Một số cán bộ, đảng viên trong Nha không chịu để Châu lôi kéo, đã mạnh dạn phê bình Châu. Có người do nói thẳng đã bị Châu đẩy khỏi cơ quan. Những điều tiếng xấu về Châu ngày càng nhiều. Châu gọi đó là “những câu chuyện hàm hồ, soi mói vì ghen ghét”. Tối ngày 27/5/1950, Châu gọi một nhân viên tay sai đến nhà, cho uống rượu, ăn cơm. Rồi Châu đọc cho nhân viên đó viết một bức thư gửi Đại tướng Tổng Tư Lệnh, báo cáo rằng “trong Nha Quân Nhu có một tổ chức gây chia rẽ và phá hoại quân đội ta”.

Nghe tin Cửu bị bắt, Châu chạy đến Cục Quân pháp để “minh oan”, xin cho Cửu tự do. Châu còn báo cáo với Bộ Quốc phòng: “Tôi xin cam đoan nhân viên Lê Sĩ Cửu không ăn cắp một xu nhỏ”. Bộ bác đơn của Châu

Quân pháp nghiêm minh

Lê Sĩ Cửu tiếp tục khai với Ban Kiểm tra:

– Những tội lỗi của tôi kể trên một phần do đại tá Châu xúi dục. Sở dĩ tôi làm như vậy vì tôi yên trí rằng đã có đại tá Châu bênh vực, mọi việc không sợ gì cả!

Đến lượt Trần Dụ Châu cũng thú nhận trước Ban Kiểm tra:

– Tôi quả là người không liêm khiết.
Cán bộ kiểm tra hỏi Châu:
– Đã lấy của Lê Sĩ Cửu những gì ?
Châu trả lời:
– Tôi lấy nhiều lắm, không thể nhớ là bao nhiêu. Nhưng lần nào Cửu đến tôi thì cũng có ít nhiều tiền đưa tôi.

Ngày 5/9/1950, tại thị xã Thái Nguyên, Toà án binh tối cao mở phiên toà đặc biệt xử vụ Trần Dụ Châu. Còn lâu mới tới giờ khai mạc mà trong và ngoài toà đã chật ních người. Cửa vào phòng xử án có một bảng khẩu hiệu: “Nêu cao ánh sáng công lý trong quân đội”. Trong phòng xử, trên tường đối diện nhau có hai khẩu hiệu: “Quân pháp vô thân” và “Trừng trị để giáo huấn”. Đúng 8 giờ, đại diện Chính phủ, quân đội và Toà án binh tối cao tới, đi giữa hàng rào bộ đội bồng súng.

Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế chánh án giữa hai ông hội thẩm viên Phạm Học Hải, giám đốc Tư pháp Liên Khu Việt Bắc và Trần Tấn, Phó cục trưởng Cục Quân Nhu. Thiếu tướng Trần Tử Bình, đại diện Chính phủ, ngồi ghế Công cáo uỷ viên. Tới dự phiên toà còn có các ông: Nguyễn Khang, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc; Võ Dương, Liên Khu Hội trưởng Liên Việt Liên khu Việt Bắc; Đỗ Xuân Dung, giám đốc Công chính Liên khu Việt Bắc; bác sĩ Vũ Văn Cẩn, đại biểu quân đội, đại diện các đoàn thể nhân dân và các nhà báo.

Tiếng gọi các bị cáo vang trong phòng họp. Bị cáo Lê Sĩ Cửu vắng mặt vì ốm nặng. Thiếu tướng chánh án hỏi các bị cáo. Trần Dụ Châu bước ra trước vành móng ngựa, nói nhiều về những công lao và thành tích cách mạng của mình, cho rằng do nhân viên làm bậy là chính mà mình không kiểm soát được.

Thiếu tướng Công cáo uỷ viên, đại diện Chính phủ, đứng lên đọc bản cáo trạng:

“Thưa toà, thưa các vị,

Trong tình thế ta gấp rút chuẩn bị Tổng phản công, mọi người đang nai lưng buộc bụng tích cực phục vụ kháng chiến trước tiền tuyến, quân đội ta đang hy sinh để đánh trận căn bản mở màn cho chiến dịch mới, thì tôi thiết tưởng mà cũng là lời yêu cầu Toà dùng những luật hình sẵn có để xử Trần Dụ Châu và theo chỉ thị căn bản của vị Cha già dân tộc là cán bộ phải cần kiêm liêm chính. Việc phạm pháp của Trần Dụ Châu xảy ra trong không gian là Việt Bắc, nơi thai nghén nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đã làm vẩn đục thủ đô kháng chiến…

… Để đền nợ cho quân đội; để làm gương cho cán bộ và nhân dân; để cảnh tỉnh những kẻ đang miệt mài nghĩ những phương kế xoay tiền của Chính phủ; để xử tử vắng mặt những lũ bầy ra mưu nọ kế kia, lừa trên bịp dưới; để trừ hết loài mọt quỹ, tham ô dâm đãng; để làm bài học cho những ai đang trục lợi kháng chiến, đang cậy quyền, cậy thế để loè bịp nhân dân;

Bản án mà toà sắp tuyên bố đây phải là một bài học đạo đức cách mạng cho mọi người; nó sẽ làm cho lòng công phẫn của nhân dân được thoả mãn, làm cho nhân dân thêm tin tưởng, nỗ lực, hy sinh cho cuộc toàn thắng của nước nhà.

Vì vậy, tôi yêu cầu toà xử phạt:

1- Trần Dụ Châu: tử hình
2- Tịch thu ba phần tư tài sản
3- Tịch thu những tang vật hối lộ trái phép
4- Phạt tiền gấp đôi những tang vật hối lộ và biển thủ”.

Trần Dụ Châu tái mặt, cất giọng yếu ớt xin toà tha thứ. Thiếu tướng chánh án tuyên bố toà nghỉ để họp kín.

15 phút sau, toà trở ra tiếp tục họp. Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu.

Thiếu tướng chánh án đứng lên tuyên án:

– Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến: tử hình; tịch thu ba phần tư tài sản.

– Lê Sĩ Cửu can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn lậu, giả mạo giấy tờ; tử hình vắng mặt.

Hai chiến sĩ công an dẫn Châu rời nơi xử án trở về nhà giam. 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan khác. Một cán bộ đọc to bức công điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh bác đơn xin giảm tội của Châu…

11 ngày sau, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ quân nhu tận tuỵ và anh dũng của chúng ta đã kịp thời đưa ra mặt trận hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, quân trang… phục vụ tốt trận đánh tiêu diệt địch ở Đông Khê, mở đầu chiến dịch quy mô lớn và dài ngày giải phóng biên giới.

***

Báo nay nhiều gấp vạn báo xưa, nhưng những hồn “Tia Sáng”, “Sự Thật”, “Cứu Quốc” thì mai một lâu rồi, phải chăng vì giậc nội xâm khó nhận ra hơn kẻ thù ngoài cổng ❓

Hồ Chủ Tịch nói trong sắc lệnh 233: “Tham ô, lãng phí, tệ quan liêu là kẻ thù của nhân dân, nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm súng mà nó trong tổ chức của ta, làm hỏng công việc của ta …” – những cảnh báo hơn 60 năm trước vẫn mang tính thời sự nóng hổi cho đến hôm nay. Đọc, suy ngẫm, rồi để đấy chăng …

The Ballad of Hồ Chí Minh

Có một người nghệ sĩ nước Anh đã lấy cảm hứng sau khi được đọc một cuốn sách quý, gồm nhiều bài viết của một số giáo sư sử học phương Đông và Pháp, Italia… ca ngợi một nhân vật vĩ đại của thế kỷ XX. Đó là cụ Hồ Chí Minh, nhà lãnh tụ vừa dẫn dắt nhân dân Việt Nam làm nên chiến thắng kiệt xuất Điện Biên Phủ, kết hợp với làn điệu dân ca cổ Saxon để sáng tác 1 ca khúc rất đặc biệt, giai điệu trẻ trung sôi nổi, nhịp nhẹ nhàng vui tươi, còn lời ca thì tràn đầy nhiệt huyết hào hứng. Đó chính là nghệ sĩ Ewan McColl, ca khúc ông viết là “Ballad of Ho Chi Minh”, đã được dịch ra tiếng Việt “Bài Ca Hồ Chí Minh”.

Nhân kỷ niệm 119 năm ngày sinh lãnh tụ, xin giới thiệu cùng bạn đọc bài hát cùng bản dịch, tin chắc ai cũng sẽ thấy ngạc nhiên thú vị và yêu thích ca khúc này 🙂

Ballad of Ho Chi Minh
Continue reading

Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử

Cách Hà Nội 500 cây số có một lòng chảo đã đánh đấu chiến thắng lịch sử của dân tộc ta sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng và mưu trí, đó chính là lòng chảo Điện Biên với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. 55 năm đã qua (7/5/1954 – 7/5/2009), niềm tự hào Điện Biên chỉ thêm dày theo năm tháng, khắc vào sử xanh dấu ấn của một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa thời đại mới.

dbp1.jpg

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh của chiến dịch đã từng nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu hiện hùng hồn của chính nghĩa thắng phi nghĩa, của văn minh thắng bạo tàn: Đó là chiến thắng của lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất và trí tuệ Việt Nam, của văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh… Về mặt Quốc tế, chiến thắng Điện Biên Phủ đã báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, mở ra một thời kỳ mới của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”.

Ba tiếng Điện Biên Phủ sẽ còn âm vang mãi trong lòng người Việt Nam thế hệ bây giờ và mai sau, luôn là nguồn cổ vũ lớn lao cho tinh thần đoàn kết dân tộc để chung tay gắng sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ta tự hào đi lên ơi Việt Nam !

Mai hoa tản mạn

Ôm ấp đã lâu nay nhân hứng đọc lại đôi câu tuyệt cú của Chu Thần Cao Bá Quát nên mạo muội tản mạn đôi dòng về văn nhân cũng như hoa mai đất Việt 🙂

Cao Bá Quát tự là Chu Thần, quê Bắc Ninh, sinh vào thế kỷ 19 nhằm thời Minh Mạng – Tự Đức triều Nguyễn, là người thông minh từ nhỏ, thơ văn điêu luyện, lại sống khí phách, khẳng khái. Tâm hồn thơ ông bao trùm đất nước dân tộc, lại vừa mang nét nho nhã thanh toa. Ông đã từng tự ví von: Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, mình tôi chiếm hai bồ, anh tôi và bạn tôi, Nguyễn Văn Siêu, chiếm một bồ, còn bồ thứ tư chia cho mọi kẻ khác :mrgreen:

tmpphpwq5icq.jpgGiai thoại kể ông làm việc ở Viện Hàn Lâm, có lần được xem những bài thơ của “Mạc Vân thi xã” đã lắc đầu, bịt mũi ngâm:

Ngán thay cái mũi vô duyên
Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An

(Vần thơ của thi xã như mùi thuyền chở nước mắm Nghệ An).

Nhưng nhân tài vốn trọng nhân tài, hai vị công khanh đứng đầu Mạc Vân thi xã là Tùng Thiện Công, Tuy Lữ Công chẳng những không giận mà còn nhún mình đến kết giao với Cao Bá Quát và mời ông ra nhập. Chẳng thế mà sau này vua Tự Đức tấm tắc phóng bút khen tứ tài cự phách của thi xá Mạc Vân là:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất thánh Đường

(Văn của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát có thể hơn thời tiền Hán, thơ của Tùng Thiện Vương, Tuy Lữ Vương lấn át ngay cả thơ đời thánh Đường). Còn dân gian thì xưng tôn các ông là Thần Siêu, Thánh Quát. Continue reading

Thời chưa xa, Người chưa cũ

Mượn tạm tựa đề cuốn truyện cùng tên của nhà văn Xuân Ba làm tên bài viết bởi Sài Gòn mới có 33 năm độc lập. Hôm nay 30-4, thành phố Hồ Chí Minh mưa sớm, trời xầm xì và mưa lách tách cả ngày, chỉ vừa đủ ướt áo, vừa đủ làm dòng người bớt hối hả ngược xuôi, phố phường vắng hơn thường lệ, xế đẹp chạy đâu mất cả (chắc xuống Vũng Tàu hết rồi ..).

Nhưng thành phố về đêm thì vẫn tuyệt vời, thời tiết se lạnh, cảm giác như Hà Nội 🙂 giá mà có cái hồ nào lớn và thực hơn hồ Con Rùa …

hcm2008.jpg

Thành phố là thế, còn con người thì ra sao? đặc biệt là cuộc sống của những nhân vật chính trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày nào; những con người đã làm nên thời khắc lịch sử 33 năm trước; bây giờ ra sao?

  • Vũ Đăng Toàn: ông “gác đầm cá” bây giờ đã chuyển sang làm bảo vệ cho 1 chi nhánh ở Hải Dương, công ty sơn Kova
  • Nguyễn Đăng Tập: ông “đánh giậm” giờ làm thủ kho kiêm lái xe nâng xuất hàng cũng cho công ty Kova ở ngoại thành Hà Nội
  • Ngô Sĩ Nguyên: ông pháo thủ số 1 “lái xe lam” hiện làm bảo vệ cho xí nghiệp xe buýt 10/10 Hà Nội được mấy tháng nay
  • Lê Văn Phượng: ông pháo thủ số 2 giờ là trưởng Trung tâm Tư vấn đào tạo tại Sơn Tây của công ty Việt Am, kiêm nghề chính nữa là ‘cắt tóc dạo’

(Thông tin tham khảo từ báo Truyền hình VTV, số ra tháng 5/2008) Continue reading

Mừng non sông 62 mùa độc lập

48 Hang NgangTrên cửa ra vào ngôi nhà 3 tầng này có gắn tấm biển đá mạ chữ vàng: Trong ngôi nhà này, tại một phòng gác nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ ông Trịnh Văn Bô chủ căn nhà số 48 Hàng Ngang, bồi hồi nhớ lại những phút giây lịch sử 62 năm về trước:

… Một hôm, cuối tháng Tám năm 1945, anh Thận (tên gọi thân mật của đồng chí Trường Chinh) đến nói với tôi: “Chị lo một chỗ cho mấy Cụ về”. Thấy vẻ mặt anh Thận khác mọi lần, tôi linh cảm có điều gì quan trọng, nhưng không dám hỏi thêm. Tối hôm đó, có ba người lạ đến, trong đó có một ông cụ dáng cao, người gầy, nhưng đôi mắt rất sáng và vầng trán rộng. Tôi băn khoăn không hiểu ông cụ là ai mà mọi người kính trọng yêu thương như tình cha con trong gia đình lễ giáo vậy! Tôi thầm nghĩ, ông cụ là một người có cương vị tối cao …

hcm.jpgThế rồi trong buổi sáng trọng đại mùa thu năm ấy:

… Gần 10h sáng hôm sau, tôi mới vào được khu vực khách mời dự, sát lễ đài. Hai giờ chiều, buổi lễ bắt đầu, tiếng hô to, kéo dài vang vọng: “Chào cờ…”. Cả biển người im phăng phắc. Đoàn quân nhạc cử Quốc ca. Người tôi sởn gai ốc, nước mắt lăn dài trên hai gò má. Dứt tiếng Quốc thiều, mắt đang nhòa lệ, tôi nhìn lên kỳ đài thấy ông cụ – người đã từng ở gác 2 nhà tôi. Đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dõng dạc hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Lời Người nghe như lời non nước vọng lại làm cả biển người đồng thanh hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Nước mắt tôi lại trào dâng, cảm giác ngây ngất, nhưng vẫn nghe rõ lời ông cụ đọc. Tôi lại bâng khuâng liên tưởng đến những đêm với tiếng máy chữ của ông cụ gõ trong khuya, tạc lên áng văn rửa nỗi nhục mất nước ngót trăm năm và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa …

Continue reading

Hồ Chí Minh – Chân dung một con người

chutichhochiminh.jpgỞ Paris có bức tường “Những người làm nên thế kỷ 20” (Ils ont fait le XX Siecle) có nụ cười Bác Hồ ở đây, giữa những trí tuệ, những tâm hồn lớn ở thời đại chúng ta. Trong một thế giới vẫn còn nhiều bạo ngược và lẫn lộn, đã có một cuộc đời Hồ Chí Minh, một con người Hồ Chí Minh.

Người ta có thể gọi Bác bằng nhiều cách khác nhau: 1 vị lãnh tụ, 1 người cộng sản chân chính, 1 tâm hồn và trí tuệ lớn lao, 1 con người của những quyết định lịch sử; nhưng trên hết thảy, Hồ Chí Minh là 1 người con yêu nước vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ngày 19 tháng 5 năm 1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời tại quê ngoại làng Chùa, Nam Đàn, Nghệ An. 500 năm trước, chúng ta có người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. 500 năm sau, theo đúng lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh”, chúng ta có Hồ Chí Minh.

quebac.jpg
Continue reading

First Apple Retailer in Vietnam

The first Apple Store, which is a subsidiary of Vietnam’s largest company, FPT, is opened in Ho Chi Minh City 😀 Yeah yeah, that’s the way to go, Apple. I’ve been waiting for it in ages. Just like Saigon Eclipse, Saigon Love Story, now we have one Saigon Apple Store :mrgreen: Here are some photos taken by Danh Nguyen (TUAW reader) – small and beautiful Apple stylish showroom indeed.

saigonapplestorea.jpg
saigonapplestorec.jpg
saigonapplestoreb.jpg

I’ll be there, soon. No more worry about carrying an iMac back home 🙂

Sài Gòn, những ngày tháng Tư

vn.jpgCứ dịp tháng Tư về, mỗi người con Việt Nam không khỏi bồi hồi xúc động nhớ lại những ngày tháng lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây hơn 30 năm, mà mốc son lớn nhất là đại thắng mùa xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Mới đó mà đã 1 năm, ngày này năm trước PvP cho ra đời bản tin Nam Dương số 5 đặc biệt cho 30 tháng Tư; năm nay lại xin có đôi dòng viết cho Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, viết cho những năm tháng không bao giờ được phép quên của Tổ Quốc.
flag.gif vietnambar.jpg

Sài Gòn theo chiều dài lịch sử:

Nói về mảnh đất này, xin trích từ phim tài liệu “Sài Gòn – Xưa và Nay” lời của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, tác giả của công trình lớn nhất về khoa học lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 20 – bộ sử 30 tập “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn”:
Continue reading