Trung Hoa Du Ký – Ngày 4: Lệ Giang

Ngày 4: đi làng Bạch Sa, thăm Mộc Vương Phủ (Lệ Giang), lên Vạn Cổ Lầu

Trở lại với bạn đọc ở bài viết ngày thứ 4, cũng là ngày cuối chơi thăm Lệ Giang ở góc trời Vân Nam 🙂 Du khách đến Lệ Giang ngoài việc dạo chơi trong phố cổ thường đi chơi các vùng phụ cận như:

– Làng Bạch Sa (Baisha village): khoảng 12km hướng Bắc Lệ Giang, có thể thuê xe đạp (10-15RMB/xe/ngày) hoặc thuê taxi đi. Làng Bạch Sa chính là Bạch Sa cổ trấn xưa, vốn là kinh đô cũ của vương quốc Nạp Tây (Naxi kingdom) trước đây khi người Nạp mới di cư đến vùng này, theo thời gian đã mai một đi nhiều. Nếu ai đó muốn tạm lánh khỏi không khí ồn ã của Lệ Giang thì có thể đi làng Bạch Sa, tìm hiểu thêm về cuộc sống thường nhật của người bản xứ trước khi nó bị thương mại hoá 😀

Shangri-la (Zhongdian, hay Trung Điện): cái tên Shangri-la có thể gây tò mò lớn cho bất cứ khách du lịch nào chắc bởi nó gắn liền với một thế giới tâm linh xa xôi được hư cấu qua vô số tiểu thuyết giả tưởng về đất Phật huyền bí … thực ra Shangri-la ở Vân Nam có tên cũ là Zhongdian (Trung Điện), vốn là 1 ngôi làng nhỏ nằm cách Lệ Giang 5 tiếng chạy xe về phía Bắc. Người Trung Quốc do nắm bắt được tâm lý của du khách nên vào năm 1997 đã đổi tên Trung Điện thành Shangri-la và đó là một chiến thuật thông minh :mrgreen: Shangri-la giờ đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách phương xa đi Vân Nam. Tuy Trung Điện có thể không thực sự huyền bí sâu xa như người ta mong đợi, nhưng đúng như Jane Wyatt nói “luôn có một mảnh đất thiêng liêng như thế trong tim mỗi chúng ta!” điều đó lý giải vì sao cái tên “Shangri-la” luôn đi kèm với những điều đặc biệt. Với người viết, mảnh đất huyền bí đó nằm ở cực Tây Trung Quốc, cách Lệ Giang hơn 1000km về phía Tây, ẩn mình trong làn sương mù của dãy Himalayas xa xăm … một mặt trời Tây Tạng đã sáng từ thế kỷ thứ 7, hơn 1300 năm về trước …

Hổ Khiêu Hiệp (Tiger Leaping Gorge): Hẻm núi hổ nhảy nằm cách Lệ Giang 60km về phía Bắc, được coi là hẻm núi hiểm trở nhất thế giới thu hút những ai ưa mạo hiểm, nơi đây vách núi dựng đứng, trên đầu trời xanh như ngọc, dưới chân là vực sâu hun hút, nước xoáy tung bọt trắng xóa. Từ hẻm núi này cũng có thể ngắm khúc quanh đầu tiên của Dương Tử Giang vào trung thổ, để chinh phục Hổ Khiêu Hiệp sẽ cần ít nhất 2 ngày 🙂

Do thời gian có hạn nên người viết chỉ chọn sáng đi Bạch Sa trấn, chiều về Lệ Giang thăm Mộc Phủ, đêm bay đi Thành Đô, Tứ Xuyên ^^

Bạch Sa trấn

Cổng chính vào làng Bạch Sa: sẽ phải trả tiền 30RMB/người 😀 nếu không muốn mất tiền thì có thể đi vòng ra đường làng (phía bên trái cổng) nhưng tất nhiên đường đi sẽ dài và khó thăm quan hơn
IMG_7431

Nếu như Lệ Giang đẹp thơ mộng và cuốn hút du khách thì người anh em của nó, Bạch Sa, có phần thua sút hơn về “nhan sắc”. Khách đến Bạch Sa có cảm giác như lần giở trang sách cũ về văn hóa người Nạp Tây, một xứ sở mẫu hệ bao đời chưa thay đổi, người phụ nữ vẫn gánh vác vai trò trụ cột trong gia đình, đời sống tần tảo phụ thuộc vào tự nhiên …
IMG_7368
IMG_7362
IMG_5664
IMG_7386
IMG_7370
IMG_7373

Một sáng thường nhật ở Bạch Sa trấn:
IMG_7364
IMG_7372
IMG_7374IMG_7383
IMG_7395IMG_7398

Chữ tượng hình của văn hóa Đông Ba Nạp Tây, hiểu sơ sơ là: trong làng có người làm ruộng, có người làm thuốc, có người trồng màu, thức ăn chính là dê bò gà :mrgreen:
IMG_7382

Baisha có nhiều quán ăn gia đình với món ăn truyền thống của người Nạp Tây, du khách có thể ghé bất cứ quán nào để thử, nhớ gọi món trà Naxi 😛 người viết ăn trưa ở một quán nhỏ (không biết tên gì :D), ông chủ hiếu khách, thức ăn đậm đà, trà núi uống rất ngon và mát, mỗi tội giá không rẻ tẹo nào; tranh thủ chụp ảnh sân nhà luôn ^^
IMG_7408
IMG_7421
IMG_7410
IMG_7413IMG_7416

Ăn uống no nê xong là chạy khỏi làng Bạch Sa, bạn đọc nếu có dịp ghé Vân Nam chắc là không nên đến đây 😉 Sau 15 phút đi xe đã trở lại quảng trường trung tâm Lệ Giang, tranh thủ nháy vài tấm ảnh rồi tìm đường đến Mộc Phủ:
IMG_7441
_MG_7436IMG_5689
IMG_7450

Du khách có thể mua những tấm thẻ nhỏ như thế này để ghi tên mình kèm theo điều ước rồi treo ở quảng trường, số lượng thẻ treo giờ chắc đã vài chục nghìn tấm 🙂
IMG_7454
IMG_7455

Mộc Phủ (Mu Fu)

Vài nét lịch sử nơi này: Mu Fu đã có lịch sử gần 500 năm tuổi, trước kia là vương phủ của Mộc thế tộc ở Lệ Giang được nhà Minh ban cho tên hiệu. Truyền kỳ kể thủ lĩnh họ Mộc vì kỵ húy, chữ Mộc mà đóng khung xung quanh sẽ thành chữ Khốn, nên đã không cho xây tường thành bao quanh Lệ Giang, vì thế nơi đây trở thành phố bốn phương với kiến trúc độc đáo không tường bao 🙂

Mu Fu nằm ở phía Nam trên bản đồ cổ trấn, từ quảng trường trung tâm đi mất khoảng 15 phút, quanh co vòng vèo men theo con suối nhỏ, du khách sẽ đến được Mu Fu, vé vào cửa là 45 RMB/người. Đường vào phủ:
IMG_7459
IMG_7460
IMG_7475
IMG_7476
IMG_7479
IMG_7480

Cổng chính:
IMG_7484
IMG_5721

Sau cổng chính có đặt quầy bán vé 😀
IMG_7486
IMG_7487
IMG_7491

Mu Fu dài cả thảy gần 400m có cấu trúc chữ Quốc (国) cực kỳ chặt chẽ, đi từ trước ra sau chia làm 5 khu ngay ngắn: tiền điện, chính điện, hậu điện, nhà hội đồng, nhà thờ tổ; đồng thời hai bên là hai dãy hành lang nối dài chạy xuyên suốt toàn phủ. Cấu trúc này còn được gọi Nội công Ngoại quốc, tức là bên trong thì giống chữ Công (工) còn tổng thể bao ngoài thì giống chữ Quốc (国); là kiểu kiến trúc dễ gặp ở chùa Thầy (Hà Tây) hay chùa Mía – Sùng Lâm Tự (Đường Lâm). Mỗi gian điện đều nguy nga rộng lớn xây theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái, riêng chính điện 12 mái; các mái đều như đầu đao uốn cong không cách điệu, vươn cao sắc nhọn, chạm trổ màu sắc theo phong cách cao nguyên bắt mắt. Cả Mu Fu toát lên một vẻ bề thế uy nghi, chẳng thế mà người ta gọi nơi đây là Tử Cấm Thành của Vân Nam 🙂

Ảnh tiền điện với sân chầu rộng lớn:
IMG_7498
IMG_7490
IMG_7499IMG_5734
IMG_7501
IMG_7509

Chính điện:
IMG_7516
IMG_7522
IMG_7524

Hậu điện:
IMG_7533
IMG_5758

Phía sau hậu điện là khu hội đồng, với sân khấu ngoài trời phục vụ cho việc vui chơi giải trí xem hát ngày xưa:
IMG_7540

Đặc biệt Mu Fu còn có hành lang dẫn lên một ngôi chùa nhỏ (chắc là nhà thờ tổ ngày xưa) dựng trên quả đồi thấp phía sau, đường đi lên chùa đẹp như tranh; lên đến nơi có thể quay lại ngắm toàn cảnh Mu Fu:
IMG_7545
IMG_7558
IMG_7556
IMG_7554
IMG_7551
IMG_5766

Công viên đồi Sư Tử (Lion Hill Park):

Mộc Phủ được xây theo hướng Đông, lưng dựa vào Đồi Sư Tử, nắng chỉ dột vào trưa còn về chiều râm mát. Từ phía sau Mu Fu có đường lên công viên, giá vé vào công viên là 15 RMB/người, du khách sẽ được ngắm Vạn Cổ Lầu (Wang gu Lou), đây cũng là nơi cao nhất ở Lệ Giang cho phép người ta nhìn toàn cảnh thị trấn.

Đường lên Vạn Cổ Lầu cao và khá mệt, nhất là sau khi đã đi hết một vòng Mu Fu, nhưng lên đến đỉnh đồi thì quả là bõ công, ngước mắt ngắm lầu mà lòng rung động ❗ Vạn Cổ Lầu có cấu trúc bảo tháp, cao hơn chục trượng, đỏ rực trong nắng chiều, lầu chia làm 5 tầng, cửa mở tứ phương, mỗi cửa vào đều có thạch sư trấn hai bên:
IMG_7561
IMG_7562
IMG_5785
IMG_5808
IMG_7571

Bên trong lầu là cả một sự phô diễn về nghệ thuật sắc màu và kiến trúc, đặc biệt mái vòm tinh xảo trang trí hình rồng nuốt mây rất ấn tượng:
IMG_7608
IMG_7607
IMG_7587
IMG_7585
IMG_7603

Leo đến tầng thượng của Vạn Cổ Lầu, du khách có thể thưởng thức cái thú toạ sơn quan cổ trấn trong cái lạnh tê người 🙂 Từ đây có thể nhìn bao quát ra toàn bộ Lệ Giang, ngắm núi Ngọc Tuyết Long xa xa trong mây, ngắm Đông Thành đã 800 năm tuổi, thấy sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới đang diễn ra từng ngày dưới chân đồi. Ai đó đặt tên cho nơi này là Vạn Cổ Lầu quả là có con mắt tinh đời! đứng trên cao ngắm nhìn từng mái nhà Lệ Giang đã xám màu thời gian tự hỏi phải chăng người nơi đây cũng đã bao phen leo đồi Sư Tử để nhìn về quá khứ tộc Nạp Tây, ôn cố tri tân về một vương quốc Đông Ba của tổ tiên mới đó mà đã nghìn năm tuổi …
IMG_5805
IMG_7597
IMG_7594
IMG_7595
IMG_7599
IMG_7600
IMG_7601

Nghe kể rằng con gái Nạp Tây mặc áo da dê, trên vai áo luôn đính bảy viên đá hay ngọc nhỏ tượng trưng cho các tinh tú trên trời và được gọi là “khoác sao đội trăng” (phi tinh đái nguyệt). Còn tộc Nạp Tây có câu ngạn ngữ: “Tay khéo không bằng tâm khéo, dáng đẹp không bằng mắt đẹp” (thủ xảo bất như tâm xảo, mạo mỹ bất như nhãn tịnh), mà “mắt đẹp” ở đây ngụ ý là có cái nhìn hay ý tưởng đẹp ^^ Giá trị tinh thần độc đáo đó lại được hun đúc mạnh mẽ thêm giữa lòng mảnh đất xinh đẹp, chả trách Joseph Rock ngày xưa đã bị cuốn hút và gắn bó cuộc đời ông với mảnh đất Vân Nam suốt 29 năm …

… Nắng chiều đã nhuộm vàng Lệ Giang, lững thững đi xuống đồi Sư Tử, men theo những con đường lát đá để trở về cổ trấn, chụp thêm vài tấm hình cuộc sống Lệ Giang trước lúc lên đèn:
IMG_7617
IMG_7618
IMG_7619
IMG_7622

Quà lưu niệm Lệ Giang:
IMG_7620IMG_5820

IMG_7471
IMG_7626
IMG_7624IMG_7461
IMG_7466
IMG_7464
IMG_7467
IMG_7630

Ngày thứ hai ở Lệ Giang đã kết thúc, lịch trình tiếp theo là đêm bay về Tứ Xuyên để sáng hôm sau thăm thú Thành Đô (Chengdu). Rời cổ trấn mà lòng bâng khuâng, có trở lại hay không thì hãy để thời gian trả lời; nhưng ấn tượng về Đại Nghiên trấn – Lệ Giang thị trên cao nguyên Quý Châu nơi thượng nguồn sông Kim Cát (Dương Tử) thì thật khó phai nhòa, quả là đẹp miên man cổ kính mê đắm lòng người! Người viết chợt có liên tưởng đến tác phẩm Ngân Thành Cố Sự của nhà văn Lý Nhuệ, câu chuyện kể về đô thị Ngân Thành giả tưởng nơi người dân ấm no nhờ khai thác muối mỏ, làm thịt trâu, bán bánh phân trâu … hạng người thôi thì đủ cả, chỉ thiếu có anh hùng, cứ tưởng chừng như vôi vữa nhưng hóa ra lại xây nền cho lịch sử. Phải chăng Lý Nhuệ lấy cảm hứng từ một Vân Nam đa sắc đa tộc, từ những cổ trấn như Đại Nghiên để xây dựng nên thế giới Ngân Thành trong văn của ông, giống như mảnh đất Cao Mật xưa đã chắp bút cho Mạc Ngôn vậy?
IMG_7478
IMG_7628

Tạm biệt Lệ Giang, tạm biệt Vân Nam … đường ra sân bay Lệ Giang xa 20km, tối hun hút không một ánh đèn, gió cao nguyên thổi vi vút ngoài trời, đến được sân bay mới thở phào nhẹ nhõm, lên máy bay không ngoái lại một lần … gần một giờ đồng hồ sau đã đáp xuống Tứ Xuyên … hẹn bạn đọc trong bài viết ngày 5 khám phá Thành Đô 🙂