Bảo Ninh và những ký ức chiến tranh

Bao Ninh34 năm sau giải phóng khi chiến hào đã im tiếng súng, những người lính dấn thân nơi lửa đạn giờ chắc đã đều luống tuổi, những thế hệ vào sinh ra tử của một thời được tái hiện lại rất nhiều trong văn học qua ngòi bút những nhà văn tên tuổi như Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Nguyễn Quang Sáng … nhưng nổi bật lên một phong cách khác lạ, một cách rất riêng để tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cá nhân cũng như khắc họa những năm tháng vinh quang, khổ đau bất tận đó thì phải nhắc đến nhà văn Bảo Ninh. Có thể nói không quá rằng ông là người viết về chiến tranh, viết về cuộc sống và những năm tháng chiến đấu của người lính, viết về kẻ thù bên kia chiến tuyến, và viết về những khó khăn cuộc sống hậu phương khi đất nước chia cắt một cách sâu sắc nhất, cảm động nhất, để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc. Những điều ông viết có thể xem như một sự tri ân cho những cuộc đời mà tuổi trẻ của họ đã kinh qua dấu ấn thời đại của dân tộc, dấu ấn mà sau này dù có nỗi khổ nào của ngày hôm nay cũng không sánh bằng những đau khổ đã trải qua và trái lại, mai đây dù được sống sung sướng tới thế nào cũng chẳng hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ngày đã qua.

Noi buon chien tranhNhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, từng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên năm 1969 cho đến ngày hòa bình lập lại. Ông học khóa II Trường Viết văn Nguyễn Du, hiện nay công tác tại báo Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam và Văn nghệ Trẻ; ông được văn đàn biết đến sau truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm 1987, nhưng chỉ thực sự tạo ra làn sóng phê bình khen chê với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (1991). Trước đó ‘Nỗi buồn chiến tranh’ được biết đến với tên Thân phận tình yêu, sau được dịch ra tiếng Anh The Sorrow of War.

Phải chăng người ta đón nhận văn ông bởi ‘nỗi buồn’ mà nó mang? Không phải! hay bởi hình tượng người lính trong văn ông cao đẹp và lãng mạn? Cũng không phải! Văn của Bảo Ninh đi vào lòng người đọc vì những ký ức chiến tranh mà ông viết là khách quan, là những gì mà cái tôi đã và sẽ lên tiếng trong giai đoạn chỉ ‘chúng tôi’ – ‘chúng ta’ là những điều người ta muốn nghe, là những xúc cảm rất đời khi ai đó được trải qua đỉnh cao vinh quang và cả tột cùng cay đắng, là sự trình bày lắng đọng nhất của một người đã từng cùng vạn người nếm vị mặn của lệ chiến tranh. Continue reading