Thơ và Nhạc Trung Hoa trong phim (P8)

Cách đây 15 năm có một bộ phim tâm lý hành động Đài Loan ra mắt khán giả truyền hình Việt Nam và đã gặt hái được thành công vang dội, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem, những cái tên Như Ý, Đoan Khang, Vương Thế Sương từ đó trở thành tâm điểm ái mộ của màn bạc. Chỉ cần nhắc đến thế thôi chắc bạn đọc cũng đã nhận ra bộ phim được đề cập trong bài viết lần này là phim gì 🙂

Mạt Đại Hoàng Tôn (1995)

Đóng máy năm 1992 và công chiếu ở Việt Nam năm 1995, Mạt Đại Hoàng Tôn (The Imperial Wanderers) tập trung khai thác bi kịch cuộc sống, những ngang trái trong tình yêu, những khó khăn tranh đấu, những dối lừa man trá của mỗi cá nhân giữa bối cảnh sóng gió chung của dân tộc. Phim đặt vào thời kỳ Thanh mạt khi lịch sử đang sang trang mới, cách mạng Tân Hợi nổ ra làm triều đình phong kiến cuối cùng của Trung Hoa lung lay đến tận gốc rễ. Đoan KhangNhư Ý là con của hai gia đình đại quý tộc gốc Mãn Châu, đem lòng yêu thương nhau nhưng mối tình của họ bị gia đình Đoan Khang phản đối kịch liệt. Trong buổi chạng vạng của thời cuộc, gia đình của Như Ý và Đoan Khang đều lụi bại, mất hết quyền lực và tài sản …

Trong cảnh hoạn nạn, Như Ý được Thế Xương giúp đỡ, sau đó cô quyết định lấy Thế Xương để trả ơn vì tưởng Đoan Khang đã chết. Ít lâu sau, tình cờ hai người gặp lại nhau nhưng giờ đây Như Ý đã là vợ Thế Xương. Biết vợ mình còn nặng lòng với Đoan Khang, Thế Xương ngầm tìm mọi cách hãm hại tình địch. Như Ý cùng Đoan Khang bỏ trốn nhưng không thành, Như Ý bị thương nặng vì muốn tránh liên lụy nên lén bỏ đi …

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm không thành công, mọi người đều cho rằng Như Ý đã chết. Sự hận thù giữa Thế Xương và Đoan Khang vì thế ngày càng sâu đậm. Thời gian qua đi mấy năm, Đoan Khang cảm nhận được tấm lòng của người bạn tâm giao là Tiểu Bảo nên đồng ý lập gia đình với cô. Còn Đoan Mẫn (em gái Đoan Khang) tình cờ được Thế Xương giúp đỡ nên đem lòng yêu anh ta mà không hề biết mối thù của Xương với anh trai mình. Khi đám cưới đã gần kề thì họ bất ngờ gặp đệ nhất ca nữ Khúc Linh Lung trong một buổi xem hát – người có dung mạo giống hệt Như Ý. Kỷ niệm xưa tràn về, bi kịch cuộc sống và tình yêu của 5 con người đến lúc đó lại bùng nổ lên cao trào …

Bài hát cực hay mở đầu phim:

Các diễn viên chính trong phim:
Huỳnh Nhật Hoa vai Phú Sát Đoan Khang
Châu Hải My vai Như Ý
La Huệ Quyên vai Tiểu Bảo
Tạ Tổ Vũ vai Trương Lỗi
Từ Thiếu Cường vai Vương Thế Xương
Dương Bảo Vỹ vai Đoan Mẫn

Khán giả chắc sẽ còn nhớ mãi một Đoan Khang điển trai hào hoa với tình yêu cháy bỏng dành cho Như Ý đẹp thùy mị đoan trang khuynh đảo màn bạc châu Á thập kỷ trước, một Thế Xương phản diện với cá tính mạnh mẽ đầy mưu mô thủ đoạn, một Tiểu Bảo giàu nghĩa khí sống hết lòng cho huynh đệ và người mình yêu, một Đoan Mẫn băn khoăn lạc lõng giữa lựa chọn gia đình và tình yêu với kẻ thù, một Đoan Phu Nhân vẫn còn đang bàng hoàng trước sự sa sút thế gia để sớm chiều hoài nhớ những phú quý của ngày hôm qua, một Trương Lỗi – thái giám của triều Thanh cuối cùng – không ngừng tranh đấu để tìm chỗ đứng của mình trong cái hỗn loạn của xã hội mới ngày thoát thai … Mạt Đại Hoàng Tôn làm cho người xem tấm tắc bởi diễn xuất rất đạt của từng nhân vật, sự nhuần nhuyễn của lời thoại, cái tỉ mỉ của mỗi cảnh quay, và tất nhiên là cả những giai điệu tuyệt hay trong phim ^^

Bài hát cuối phim:

Người đẹp “không tuổi” Châu Hải My năm nay đã ngoại tứ tuần mà nét xuân sắc của cô gần như không mấy thay đổi 🙂 Cô còn được yêu mến với các vai diễn như Cửu Muội trong Dương Gia Tướng, Bát Muội trong Trở về thời chưa cưới, Đại Vũ trong Tứ hải tung hoành, Mẫu Dạ Xoa Tôn Nhị Nương trong Thủy Hử

Còn tài tử Huỳnh Nhật Hoa thì chắc đã rất quen thuộc với khán giả Việt Nam với những vai cổ trang như Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu, Hồ Nhất Đao trong Tuyết sơn phi hồ, Kiều Phong trong Thiên Long Bát Bộ … Riêng Từ Thiếu Cường thì dường như rất thành công với các vai phản diện trong Tân Sở Lưu Hương, Nhạc Phi truyền kỳ 😀

————-

Phần 8 của chuyên đề Thơ và Nhạc Trung Hoa trong phim đến đây kết thúc, hẹn gặp lại bạn đọc trong phần 9 một ngày không xa 🙂

Thơ và Nhạc Trung Hoa trong phim (P5)

Tứ đại kỳ thư của Trung Quốc mà người đời ca tụng đã có dịp điểm qua ba (Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, và Thuỷ Hử), chắc đã đến lúc viết đôi dòng cho danh tác thứ 4, cũng là danh tác đồ sộ và có tính chân thực nhất của văn học cổ điển Trung Quốc 😀

Hồng Lâu Mộng

Để giới thiệu về câu chuyện “Giấc mộng hồng lâu” (Dream of the Red Chamber), xin mượn lời bạt của Mai Quốc Liên viết cách đây 20 năm cho bộ truyện này:

Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó, sáng tác về nó đến nỗi nói:
“Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng,
Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!”

Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!

Hong Lau MongHồng Lâu Mộng là một bức tranh tả thực về 1 xã hội phong kiến Trung Quốc những năm suy tàn, giống như cây sầu đông ngoài tươi trong héo, vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu khi đó. Cuộc sống Giả phủ xa hoa, độc ác, thủ đoạn, và cuối cùng đã tự viết hồi kết cho mình. Xuyên suốt toàn câu chuyện là mối tình dang dở của Giả Bảo NgọcLâm Đại Ngọc – đôi nam nữ luôn muốn vươn tới một cuộc sống tự do hơn, chống lại quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, và muốn phá bỏ những khuôn phép ràng buộc.
Continue reading

Thơ và Nhạc Trung Hoa trong phim (P4)

Cho dù trong mấy năm gần đây, phần lớn các tác phẩm của Kim Dung đều được tái hiện lại một cách sáng tạo trên màn ảnh với dàn diễn viên chuyên nghiệp, kỹ xảo công phu, dàn dựng hoành tráng; nhưng ấn tượng của các bộ phim kiếm hiệp do TVB sản xuất trong thập kỷ 90 vẫn luôn sâu đậm trong tâm trí người xem. Bài viết này muốn dành vài dòng cho 1 bộ phim như thế: Thiên Long Bát Bộ (1997)

Đã qua hơn 10 năm nhưng mỗi lần nghe lời giới thiệu độc đáo của dòng phim giai đoạn này lại không khỏi thấy xốn xang thích thú nhớ lại những ngày xưa 😀

phimchuong.jpg

Trước hết là khúc ca rộn ràng mở đầu phim: Thiên Long Bát Bộ (1996)

Clip:
[kml_flashembed movie="http://www.youtube.com/v/K1omCo-SMWo" width="425" height="350" wmode="transparent" /]

Xem phim này chắc ai cũng đồng ý là nhân vật Kiều Phong do Huỳnh Nhật Hoa thủ vai là một thành công lớn trong điện ảnh khi đó và kể cả sau này; nếu nói không ngoa thì chưa ai vượt qua được Huỳnh Nhật Hoa trong việc lột tả chân dung người anh hùng Khiết Đan 🙂 Vũ Đức Sao Biển trong cuốn “Kim Dung giữa đời tôi” đã dành những trang viết trang trọng nhất cho Kiều Phong:

Tất cả tư duy của những nhân vật lớn trong tác phẩm Kim Dung đều tập trung vào 3 định đề: cuộc sống, tình yêu và cái chết. Kiều Phong là một nhân vật lớn như vậy.

tlbb1996-2.jpgCon người Kiều Phong quả gặp nhiều gian nan. Trước là nhận ra mình mang dòng máu Khiết Đan:

    Nhạn Môn vách đá chênh vênh
    Ngẩn ngơ ngơ ngẩn, một mình ngẩn ngơ.
    Còn đâu hàng chữ năm xưa,
    Biết đâu thân thế, biết đâu giống dòng.

nhưng ông vẫn vượt qua được nỗi mặc cảm lớn đó, bởi đúng như nhà sư Trí Quan đã tặng ông 4 câu thơ thiền ý nghĩa:

    Khiết Đan với Hán nhân
    Bất luận giả hay chân
    Ân oán cùng vinh nhục
    Không hơn đám bụi trần

Bi kịch lớn nhất với ông là lúc ngộ sát A Châu, tự tay mình kết thúc giấc mơ được “săn chồn đuổi thỏ, sống đời ung dung khoái hoạt” với người mình yêu. Để rồi khi kết thúc phim, đứng giữa một bên là trọng tội với Gia Luật Hồng Cơ, một bên là món nợ với mảnh đất đã nuôi ông trưởng thành 30 năm qua; Kiều Phong buộc phải chọn cái chết như một cách thể hiện khát vọng tự do của mình:

    Bẻ tên đặt một lời nguyền,
    Tống Liêu thoát khỏi một trường can qua.
    Nhân, tình, nghĩa vẹn cả ba,
    Thân kia dẫu thác danh đà lưu phương

tlbb1996-1.jpgĐất trời bao la, thiên hạ rộng lớn vậy mà không có một chỗ cho ông dung thân. Nơi Kiều Phong bỏ mình cũng lại là Nhạn Môn Quan, nơi năm xưa thân phụ ông trúng phục kích của quần hùng Trung Nguyên mà hy sinh ❗ Cái trùng hợp cố ý của Kim Dung càng làm câu chuyện éo le và khó quên hơn. Thiên Long Bát Bộ (1997) đã lột tả một cách chân thực và sống động nhất những khoảnh khắc này.

Không chỉ dừng ở đó, cửa ải Nhạn Môn còn chứng kiến những tình yêu làm cảm động lòng người của A Tử dành cho Kiều Phong và Du Thản Chi với A Tử; quả là nhất phiến si tâm không dễ gì có được, càng cảm tác hơn khúc ca Nấm mồ chim nhạn mà Lý Mạc Sầu từng ngâm:

    Tình là chi hỡi thế gian,
    Câu thề sinh tử đa mang một đời.
    Trời Nam đất Bắc đôi nơi,
    Cánh chim rũ mỏi mấy hồi hàn ôn.
    Vui ân ái, biệt ly buồn
    Si tình nhi nữ khởi nguồn bi hoan.
    Tiếng xưa xa khuất mây ngàn
    Về đâu bóng lẻ Thiên San tuyết chiều …

Đao kiếm vô tình, người hữu tình; giang hồ tuy dậy sóng nhưng cũng luôn có những khoảng lặng; nét chấm phá tuy nhỏ đấy nhưng cực kỳ ấn tượng, góp phần đẩy truyện và phim kiếm hiệp Trung Hoa lên một bậc nghệ thuật 🙂 Bùi Giáng cũng đã phóng bút mà khen rằng:

Riêng đối với bạn thi sĩ, đọc truyện võ hiệp giúp bạn làm thơ lai láng không ngừng. Điều đó không có gì lạ. Ban sơ của văn học, âm nhạc cùng phát khởi tại một cội nguồn. Uyên nguyên của tinh thần xuất phóng.

Một điểm nữa về Thiên Long Bát Bộ (1997) là sự góp mặt của Lý Nhược Đồng (Carmen Lee) trong vai Vương Ngữ Yên 😀 Tuy không thực sự ấn tượng như Long Cô Nương trong Thần Điêu Đại Hiệp (1995) nhưng cô vẫn dành được nhiều cảm tình của khán giả, quả xứng đáng là mỹ nhân số một của làng giải trí TVB thập kỷ 90. Sau này người ta so sánh các vai của Lý Nhược Đồng với Lưu Diệc Phi; người cho là hơn, kẻ cho là kém. Nhưng nói một cách công bằng, chính Lý Nhược Đồng mới là người mang đến cho người xem nhiều cảm xúc về phim võ hiệp cổ trang Trung Hoa 🙂

lynhuocdong1.jpglynhuocdong2.jpg

Một bộ phim trung thực với nguyên tác, một khúc tráng ca đáng xem và đáng nhớ là những gì xin chốt lại về Thiên Long Bát Bộ (1997). Xin hẹn trở lại với bạn đọc ở các bài viết tản mạn sau 😀

Thơ và Nhạc Trung Hoa trong phim (P3)

ahxd2003.jpgLâu lắm mới có dịp ngồi duyệt lại nhạc phim, phát hiện ra các bài nhạc trong phim chưởng phóng tác từ truyện Kim Dung càng ngày càng đa dạng, nhịp điệu phong phú, khí thế hào sảng 😀

Xin giới thiệu cùng bạn đọc 2 bài tiêu biểu đầu tiên của phim Anh hùng xạ điêu (2003) hay Xạ Điêu Anh Hùng Truyện 2003.

Chắc với ai đam mê phim chưởng thì không thể bỏ qua AHXD với những màn phiêu lưu của Quách Tĩnh – Hoàng Dung; hay thưởng thức tinh hoa võ học của Trung Hoa Ngũ Tuyệt:

  • Đông Tà Hoàng Dược Sư
  • Nam Đế Đoàn Trí Hưng
  • Tây Độc Âu Dương Phong
  • Bắc Cái Hồng Thất Công
  • Trung Thần Thông Vương Trùng Dương

Ngoài diễn xuất thần tình của Châu TấnLý Á Bằng, AHXD 2003 còn làm người xem xiêu lòng vì bài hát mở đầu và kết thúc phim 🙂 Continue reading

Nhanh, gọn, đẹp

Một số các thao tác với trang phục mà nếu bạn quen tay thì sẽ rất có lợi, đảm bảo việc nhanh, gọn mà vẫn đẹp 🙂
tie

1. Tie
Dành cho các bạn sáng sáng phải thắt cavat đi làm như tớ 😀 Đây là kiểu nút Windsor phổ biến, thắt dễ và nút thắt đẹp.
[kml_flashembed movie="http://www.youtube.com/v/ZQQr09Ja1zY" width="425" height="350" wmode="transparent" /]

Có thể xem thêm hình minh hoạ và vài kiểu thắt cavat khác ở đây: How to Tie a Tie; nhớ xem cả cách tháo và cất cà vạt, đơn giản mà hiệu quả để giữ cà vạt không bị nhàu 🙂 Chúc các bạn tự tin hơn khi đi làm hay đi phỏng vấn.
Continue reading

Thơ và Nhạc Trung Hoa trong phim (P2)

Kỳ trước đã có dịp đề cập đến phim “Bao Thanh Thiên” và “Người tình của Tần Thủy Hoàng”, kỳ này xin giới thiệu với bạn đọc về một bộ phim khác không kém phần nổi tiếng, đó là phim Tây Du Ký 🙂

Tay Du KyNếu có bộ phim nào lâu đời nhất, sống động nhất, và đáng yêu nhất trên màn ảnh nhỏ thì phần lớn khán giả Việt Nam đều đồng tình đó là bộ phim “Tây Du Ký”, hay người ta còn quen gọi là phim “Tôn Ngộ Không”. Ra mắt đã hơn 15 năm nay nhưng mỗi lần nghe lại giai điệu của phim Tây Du Ký, không khỏi bồi hồi nhớ đến lúc bé khi chỉ có tivi đen trắng, tối tối vẫn cùng cả nhà háo hức chờ xem phim 😀 Với người Trung Hoa, “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân là một trong “Tứ đại kỳ thư”; còn với người Việt Nam, “Tây Du Ký” và Lục Tiểu Linh Đồng là những cái tên không thể nào quên về một món ăn tinh thần đã đi sâu vào ký ức tuổi thơ. Luôn tiện có dịp, xin sưu tầm và giới thiệu lại với bạn đọc vài hình ảnh, đoạn nhạc của bộ phim kinh điển này.

1. Đoạn nhạc mở đầu phim:

Đây là đoạn nhạc lấy ra từ phần 1 – “Hầu vương xuất thế” 🙂

Mỹ Hầu Vương sinh ra từ tảng đá thiêng nước Ngao Lai hấp thụ link khí ngàn năm của đất trời, sau này tầm sư học đạo, tập luyện thành tài thì dám đại náo thiên cung, làm cho trời long đất lở. Vẫn nhớ hai câu thơ khi Ngộ Không đã luyện thành 72 phép thần thông và giã từ ân sư rồi cân đẩu vân trở về Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm Động:

    Khi đi thân thể nặng nề
    Tu hành đắc đạo, khi về nhẹ không

Tay Du KyTay Du Ky

2. 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn

Nhưng cũng vì bản tính ngỗ ngược, Ngộ Không bị Phật Tổ giam dưới núi Ngũ Hành Sơn hơn 500 năm có lẻ, phạt nằm dưới núi đá chứng kiến thăng trầm của thời gian, nắng mưa bốn mùa, trời đất tuần hoàn. Sau này nhờ Đường Tăng gỡ lá bùa “Án ma ni, Bát rị hồng” thì mới thoát kiếp, từ đó theo Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh 😀

Tay Du KyTay Du Ky

Đây là khúc bi ai của Ngộ Không nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn:
500 năm dưới núi

3. Khúc ca khải hoàn:

Đây là bài hát sau khi thầy trò Đường Tăng trải qua chín chín tám mươi mốt nạn kiếp, băng qua mười vạn tám nghìn dặm đường cuối cùng cũng thỉnh được giáo lý Đại Thừa từ Tây Trúc mang về cho nhà Đường. Tan cơn mây mưa lại có dịp ngắm lại quê hương, lúc này Trần Huyền Trang đã xa nhà 17 năm, ông đã giữ đúng lời hứa với Đường Thái Tông Lý Thế Dân, đem kinh Phật về phổ độ cho chúng sinh. Kể từ đây, có thể xem là công đức viên mãn, đắc đạo thành Phật.

4. Bài hát cuối phim:

Đoạn cuối của phim Tây Du Ký luôn hấp dẫn người nghe bởi tiết tấu vui tươi hóm hỉnh. Nhớ ngày trước còn thuộc cả lời hát tiếng Việt, đại ý: Đây hành lý anh mang, tôi cầm cương dắt ngựa. Nhìn ngắm trời mây chập chùng, lòng lo lắng không yên. Đường thỉnh kinh còn xa, không màng hiểm nguy cất bước. Ngày tháng năm cũng trôi dần, ngọt bùi đắng cay đều qua, biết đi hướng về đâu. Là la là la lá lá la la là la. Thấp thoáng nơi chân mây phương nào … 😀

5. Và một số giai điệu khác trong phim:

Đoạn nhạc sau là bài nhạc người viết thích nhất ^^ nhớ trong phim khi đó, cảnh nền là lúc tuổi thơ của Huyền Trang khi cha ông là trạng nguyên thì bị hại, mẹ ông là con quan mà bị ép lấy tên lái đò, ông bị thả trôi sông rồi được các nhà sư cứu; cảnh sau là lúc Tam Tạng 3 lần đuổi Hành Giả khi đánh Bạch Cốt Tinh.

Khúc ca Tình Nhi Nữ :D:

Uyên ương cùng đậu, hồ điệp cùng bay
Vườn xuân sắc thắm lòng người đắm say
Lặng hỏi thánh tăng
Nhi nữ có đẹp hay không?
Tình nhi nữ có đẹp hay không?
Nói gì đến vương quyền phú quý
Sợ chi những giới luật thanh quy
Chỉ mong sao địa cửu thiên trường
Cùng người thiếp yêu sớm tối sum vầy
Yêu chàng rồi, yêu chàng rồi…
Nguyện đời này mãi mãi bên nhau.

Thêm bài Thiên Trúc Thiếu Nữ:

Đến đây có thể xem là thâu tóm được phần lớn những bài hát hay nhất của phim Tây Du Ký. Hồi trước ở nhà còn cho ra bộ truyện tranh “18 La Hán đấu Tôn Ngộ Không”, kể về chuyện sau này khi Ngộ Không được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật nhưng vẫn chưa bỏ được cái tính hiếu thắng muốn đua tranh, vì thế mà dẫn đến bất hòa rồi giao đấu với thập bát La Hán Tây Phương. Truyện tuy bịa nhưng nét vẽ phóng khoáng, nội dung kích thích trí tò mò 😀

Thoáng chốc mà đã hơn mười năm rồi, tuy thượng hải tang điền nhưng xem lại các trích đoạn “Tây Du Ký” vẫn thấy xúc động như hồi còn bé, tạm quên đi mọi lo lắng ưu phiền, thưởng thức âm nhạc, và chuẩn bị cho ngày mai bận rộn và sôi động hơn 🙂

Thơ và Nhạc Trung Hoa trong phim (P1)

Phim bộ dã sử và tâm lý của Trung Quốc, Hồng Kông du nhập vào Việt Nam phải hơn nửa thế kỷ nay. Ngoài cốt truyện, diễn biến cùng diễn xuất tài tình; đa phần các bộ phim này được khán giả Việt Nam nhớ lâu phần lớn là vì bài hát trong phim nghe ấn tượng và bài đề từ rất ý nghĩa. Mạo muội viết 1 entry ngắn thử điểm qua một số bài hát, lời thơ đã thành quen thuộc với người xem nhiều năm nay.

1. Phim “Bao Công”

Khởi đầu có lẽ phải nhắc đến bộ phim này với bài hát “Uyên ương hồ điệp mộng“. Không ai không biết đến câu chuyện phủ doãn phủ Khai Phong Bao Chửng, Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Thất Hiệp Ngũ Nghĩa …; lại càng không thể quên bài hát cuối phim Bao Công đã được phát nhiều lần trên sóng truyền hình cả nước. Mỗi lần nghe lại như thấy sống lại bao khoảnh khắc xưa, phải đến gần 10 năm rồi, tình cảm giành cho bài hát này vẫn nguyên vẹn như ngày đầu mới nghe 😀

Uyên ương hồ điệp mộng

Còn đây là bản tiếng Anh – “Can’t let go”: Can’t let go

Thơ rằng:

    Chuyện hôm qua như dòng nước chảy về đông
    Mãi xa ta không sao giữ được
    Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền
    Làm rối cả lòng ta

    Rút dao chém xuống nước, Nước càng chảy mạnh
    Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm.
    Gió sớm mai thổi đi bốn phương
    Xưa nay chỉ thấy người nay cười
    Có ai nghe thấy người xưa khóc đâu

    Hai tiếng Ái Tình thật cay đắng
    Muốn hỏi cho rõ hay giả vờ ngây ngô
    Như đôi uyên ương bươm bướm
    Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ
    Sao còn muốn lên tận trời xanh?
    Chi bằng ngủ yên trong giấc mộng ngàn thu…

Ca rằng:

    Còn đâu đó dấu môi ngọt ngào,
    Trong lòng ai bướm mơ hoa vàng
    Thu đã qua đông về buồn hắt hiu
    Còn đây những dấu chân dịu dàng,
    Em là ai cớ sao vội vàng?
    Duyên hỡi duyên có là mộng xưa…

    Kỷ niệm đó đã xa thật rồi,
    Trong lòng vương vấn bao ưu phiền
    Như lá rơi bên hồ đời cuốn trôi
    Rồi năm tháng đắng cay nhạt nhòa,
    Ly rượu say giúp ta quên người
    Khi đã yêu ta sầu một mình ta

    Khói sương giờ đây cũng đã tan,
    Theo gió mây bay về ngàn
    Còn lại ta lang thang với giấc mơ xưa
    Buồn đau muôn đời mang theo
    Còn mơ bướm hoa, còn vương mắt buồn
    Mong được bên người mai sau,
    Duyên mình sẽ là ngàn năm
    Xin đừng ngang trái tình ơi…!

    Sướng vui cùng ai trong nỗi đau,
    Trong giấc mơ ta ngậm ngùi
    Hồ điệp uyên ương ơi số kiếp ta
    Mang sầu như hoa tàn thu sang
    Trời xanh có hay, tình duyên có là…
    Đâu hồ điệp mộng uyên ương,
    Duyên ngàn năm còn hay chăng,
    Nếu là duyên số tình còn đây..!

Còn đây là bài hát giới thiệu phim, tiếc là không nhớ hết lời ca:

Nhạc mở đầu phim Bao Công

2. Phim “Người tình của Tần Thủy Hoàng”

Phim này cũng chiếu lâu lắm rồi, xoay quanh mối tình Thủy Hoàng và A Phòng, giữa những biến cố cung đình, những tranh đoạt đế vương …

Khúc ca mở đầu

Clip YouTube mở đầu phim – cảm ơn bạn foenyks đã chia sẻ 🙂

[kml_flashembed movie="http://www.youtube.com/v/AZElWBp5DyI" width="425" height="350" wmode="transparent" /]

Bài hát mở đầu phim lời rằng:

    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng
    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu
    Hận trời xanh vô tình nhắm mắt
    Chẳng chịu nghe, chịu hỏi, chịu trông.

    Mặc giông tố cuốn đi tình yêu chân thực
    Khiến ta cuồng si, khiến nàng đau khổ
    Mang trên vai gánh nặng tương tư
    Người anh hùng vương vấn bởi nặng chữ TÌNH

    Nếu suốt đời buôn ba lặn lội
    Mà vẫn ko giữ được người tri kỉ hồng nhan
    Thì cho nắm được cả giang san
    Vẫn cảm thấy xót xa ân hận

    Muốn tỏ mặt anh tài
    Lòng muốn khóc mắt cũng không rơi lệ
    Rượu cạn rồi lại ngậm nỗi nhớ thương

    Điều khó nhất trên đời là làm một trang nam tử
    Ý chí vững vàng mà tình cảm mênh mang

Tấm tắc nhất đôi này 😀 nghe thì hơi sến nhưng mà rất hay. Trong phim còn 1 đoạn nữa mà Thủy Hoàng cùng A Phòng đã ngâm:

    Ngày tháng cũ mịt mờ như trong mộng
    Người thân yêu xa mãi tận chân trời
    Thế gian này phản phúc biết bao nhiêu
    Sao người nỡ quên đi tất cả

    Tình yêu đầu ngây thơ chân thực
    Có thể nào sống lại với ta
    Như biển sâu tình khiến ta đau đớn
    Tháng năm trôi mái tóc đã điểm sương

    Dứt không được hình anh trong tâm khảm
    Đừng bỏ đi hạnh phúc của ngày mai
    Dứt không ra những đau khổ tình đời
    Đừng nhẫn nại vì mối tình xưa nữa
    Hoa nở xuân về mà tình đã ra đi
    Còn để lại vấn vương nơi trần thế…

———

Tạm thời mới nghĩ ra đến thế, sẽ viết tiếp phần sau khi có hứng thú và nhớ ra được các phim khác 😀

Tam Quốc ngoại truyện (P1)

Ngoại truyện mà không phải là ngoại truyện, bài viết muốn bình luận về các yếu tố đã làm cho Tam Quốc Chí trở thành bộ tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn nhất của Trung Quốc, và cả sau này khi đã được chuyển thể thành phim. Bài viết lần này dành riêng cho thơ ca đề từ trong Tam Quốc diễn nghĩa 🙂

Continue reading

NTU Lecturer, U r too sexy !

NTU

Short introduction:
My university (NTU) usually has one feedback section for any subject, when students can give comments on the teaching. I’m not quite sure whether those feedbacks help improving the lecture, but at least it can be used to show other things. This clip is one of the exceptional feedback section, the NTU lecture showed his students the feedbacks he collected throughout the years. Watch it, it’s hilarious!

Continue reading